Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 6: Nước Mĩ

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 21 Tháng chín, 2017

Giáo án môn Lịch sử lớp 12

Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 6: Nước Mĩ được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

Qua bài này giúp học sinh:

  • Nắm đựơc quá trình phát riển của nước Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (1945 – 2000).
  • Nhận thức được vị trí, vai trò hàng đầu của nước Mĩ trong đời sống quốc tế.
  • Nắm được những thành tựu cơ bản của Mĩ trong các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, thể thao, văn hoá

2. Về tư tưởng:

  • Tự hào hơn về cuộc káng chiến chống Mĩ của nhân dân ta trước một đế quốc hùng mạnh như Mĩ.
  • Nhận thức được ảnh hưởng của chiến tranh Việt nam đến nước Mĩ trong giai đoạn này.
  • Ý thức hơn về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay đối với công cuộc hiện đại hoá đất nước.

3. Về kĩ năng:

Các kĩ năng tư duy: So sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

Bản đồ nước Mĩ, bản đồ thế giới thời kì sau chiến tranh lạnh.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

* Câu hỏi: Nêu khái quát nhữn thắng lợi trong cuộc đấu trah giành và bảo vệ độc lập của các nước Mĩ latinh sau CTTG thứ hai?

3. Dẫn dắt vào bài mới

4. Tiến trình tổ chức dạy học

Hoạt động của GV và HS

Kiến thứ cơ bản

TG

* Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- GV trình bày: sau chiến tranh, trong khi các nước châu Âu bị thiệt hại nặng nề và phải mất ít nhất 5 năm mới có thể phục hồi nền kinh tế, thì Mĩ lại diễn ra một hiện tượng ngược lại: Sau chiến tranh, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.

* Hoạt động 2: Cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK, nhận xét con số nói lên sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh.

- Hs nhìn vào số liệu, đưa ra đánh giá, nhận xét.

* Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân

- GV nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh?

- HS theo dõi, trả lời câu hỏi.

- GV tập trung phân tích, làm rõ một số nguyên nhân cơ bản:

* Hoạt động 4: Cả lớp và cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK: những thành tựu KHKT của Mĩ.

- GV có thể đàm thoại với HS về những thành tựu KHKT của Mĩ

* Hoạt động 5: Cả lớp

- GV trình bày những chính sách đối nội của Mĩ.

* Hoạt động 6: cả lớp

- GV trình bày những chính sách đối ngoại của Mĩ, tập trung phân tích một số nội dung:

+ Học thuyết toàn cầu đầu tiên đó là học thuyết Truman, khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh. Tháng 3/1947, Tổng thống Truman đọc diễn văn trước Quốc hội Mĩ, chính thức đưa ra học thuyết Truman. Theo Truman, Mĩ phải đứng ra đảm nhận sứ mạng lãnh đạo “thế giới tự do”, phải giúp đỡ các dân tộc trên thế giới chống lại sự “đe doạ” của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự “bành trướng” của Liên Xô.

* Hoạt động 7: cả lớp, cá nhân.

- GV: Yêu cầu học sinh theo dõi SGK để thấy được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại của Mĩ.

- HS: làm theo yêu cầu của GV.

- GV gọi 1 HS trình bày, sau đó gv nhận xét và chôt lại

* Hoạt động 8: cả lớp, cá nhân.

GV yêu cầu HS theo dõi SGK, nắm đựơc tình hình kinh tế, khoa học, kĩ thuật và chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1991 – 2000.

- GV nhấn mạnh và mở rộng:

+ Khi Tổng thống Mĩ Bus (con) lên nắm quyền (20/1/2001), nuớc Mĩ đứng trước những thách thức mới.

Ngày 11/9/2001, nước Mĩ bị tấn công chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong yếu tố dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào TK XXI.

I. Nước Mĩ từ 1945-1973

* Về kinh tế

- Sau CTTG thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mnạh mẽ.

Biểu hiện:

+ Sản lượng công nghiệp chiếm 56,5 % sản lượng công ngiệp thế giới. (1948).

+ Sản lượng nông nhgiệp 1949 bằng hai lần sản lượng nông nghiệp của Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật cộng lại.

+ Nắm 50% tàu bè đi lại trên biển.

+ Chiếm ¾ dự trữ vàng của thế giới

+ Kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thê giới.

- Nguyên nhân:

+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ KHKT cao, năng động, sáng tạo.

+ Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí.

+ Ứng dụng thành công thành tựu KHKT hiện đại vào sản xuất.

+ Tập trung sản xuất và tư bản cao, các công ty độc quyền có sức sản xuất và cạnh tranh có hiệu quả.

+ Do chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước.

* Về khoa học, kỹ thuật

- Mĩ là nơi khởi đầu cuộc CMKHKT hiện đại và đạt đực những thành tựu lớn.

- Thành tựu: Mĩ đi đầu trong các lĩnh vực:

+ Chế tạo công cụ mới: Máy tính, máy điện tử, máy tự động.

+ Chế tạo vật liệu mới: Pôlime, vật liệu tổng hợp.

+ Tìm ra nguồn năng lượng mới.

+ Chinh phục vũ trụ: đưa con người lên mặt trăng.

+ Đi đầu trong cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

* Về chính trị -xã hội

* Chính sách đối ngoại

- Sau CTTTG thứ hai, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

- Mục tiêu:

+ Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt CNXH.

+ Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

+ Khống chế , chi phối các nước đồng minh

- Thực hiện:

+ Khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh, gây chiến tranh xung đột nhiều nơi, tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975), can thiệp, lật đổ chính quyền nhiều nơi trên thế giới.

- Bắt tay với các nước lớn XHCN: 2/1972 Tổng thống Mĩ thăm Trung Quốc, 5/1972, thăm Liên Xô nhằm thực hiện hoà hoãn với 2 nước này để dễ bề chống lại PTCMTG.

II. Nước Mĩ từ 1973 đến 1991

* Kinh tế

- Từ 1973 – 1982, kinh tế khủng hoảng, suy thoái do tác động của khủng hoảng năng lượng 1973.

- Từ 1983, kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. vẫn đúng đầu thế giới song không bằng trước về tìm lực kinh tế - tài chính.

* Chính trị

* Đối ngoại

- Có nhiều thay đổi. Sau thất bại ở Việt Nam, vẫn tiếp tục triểin khai chiến lược toàn cầu, tăng cường chạy đua vũ trang, đối dầu với Liên Xô.

- Từ giữa những năm 80, xu hướng đối thoại ngày càng chiếm ưu thế trong quan hệ quốc tế

- Tháng 12/1989 Mĩ và Liên Xô chấm dứt chiến tranh lạnh.

III. Nước Mĩ từ 1991 - 2000

* Kinh tế: Trong suốt thập niên 90, Mĩ có trỉa qua những đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới.

* Khoa học kĩ thuật: Tiếp tục phát triển chiếm 1/3 phát minh của thế giới.

* Đối ngoại:

+ Liên Xô ta vỡ, Mĩ vươn lên thế “một cực” chi phối và lãnh đạo thế giới song rất khó.

+ Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 cho thấy chủ nghĩa khủng bố sẽ là yếu tố khiến mĩ thay đổi chính sách đối ngoại khi bước vào TK XXI.

5. Sơ kết bài học

  • Củng cố: Yêu cầu học sinh phát biểu nội dung chính của bài học.
  • Dặn dò: HS ôn bài, trả lời câu hỏi cuối bài học
21 Tháng chín, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm