Giáo án Lịch sử 6 bài: Ôn tập học kì 2

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 21 Tháng tư, 2018

Giáo án môn Lịch sử lớp 6

Giáo án Lịch sử 6 bài: Ôn tập học kì 2 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Lịch sử 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Lịch sử lớp 6 bài 24: Nước Chăm Pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X

Giáo án Lịch sử lớp 6 bài 25: Ôn tập chương 3

Giáo án Lịch sử lớp 6 bài 28: Ôn tập

A. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần nắm:

Củng cố kiến thức cho h/s, để khắc sâu kiến thức cho h/s.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC

  • G. án, SGK, SGV.
  • Tranh ảnh, lược đồ, tài liệu có liên quan.

C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

I. Ổn định lớp

II. Kiểm tra bài cũ:

Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

Chiến Thắng BạchĐằng năm 938 diễn ra ntn?

III. Bài mới: 1/ G.Thiệu bài:

2/ Nội Dung:

CÁC HOẠT ĐỘNG

NỘI DUNG

? Nước Cham-pa ra đời ntn? và quá trình phát triển của nó?

? Trình bày tình hình KT-VH Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỉ X.

? Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?

? Trình bày nuyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, của cuộc KN Lý Bí?

? Nước Âu Lạc từ T.kỉ II TCN đến T.kỉ I có gì đổi thay ?

? Trình bày n.nhân, D.biến,Kquả,Ý nghĩa, N.nhânT.lợi của cuộc KN Hai Bà Trưng ?

? Chế độ cai trị của các triều đại PK phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI ntn?

? Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?

1. Nước Cham-pa độc lập ra đời

a/ Sự thành lập:

- Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa.

- Năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm ấp.

b/ Quá trình phát triển:

- Có quân đội mạnh (4-51 vạn quân thường trực).

- Đối nội: + Hợp nhất hai bộ lạc Dừa và Cau.

- Đối nội: Tăng cường bành trướng mở rộng lãnh thổ lên phía Bắc (đến Hoành Sơn), xuống phía Nam (đến Phan Rang).

- Đổi tên nước thành Cham-pa.

- Đóng đô ở Sin-ha-pu-a (Trà Kiệu-quảng Nam)

=> NX: T.gian ngắn, tốc độ phát triển khá nhanh.

2. Tình hình kinh tế, văn hóa Cham-pa từ thế II đến thế kỉ X là:

a/ Tình hình kinh tế:

- N2 : + trồng lúa 2 vụ/ năm.

+ Biết làm ruộng bậc thang ở sườn đồi.

+ Sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo.

+ Họ sáng tạo ra xe đạp nước.

+ Trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.

+ Khai thác lâm thổ sản.

- TCN: + Biết đánh cá.

+ Nghề làm gốm khá phát triển .

- Thương nghiệp: buôn bán trong và ngoài nước phát triển.

b/ Văn hoá:

- Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn (Ấn Độ).

- Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

- Phong tục tập quán: + Họ có tục hỏa táng người chết, ăn trầu cau, ở nhà sàn. Họ có quan hệ gần gũi chặt chẽ từ lâu đời với cư dân Việt.

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc: đặc sắc

3/ Nhà Lương siết chặt ách đô hộ là:

- Hành chính: Chia nước ta thành 6 châu

- Về tổ chức: thi hành C/s phân biệt đối sử. Không cho người Việt giữ chức vụ quan trọng.

- Tiến hành vơ vét & bóc lột rất tàn bạo, đặt ra hàng trăm thứ thuế.

4/ Khởi nghĩa Lý Bí.

a) N.nhân: Do C/s áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Lương.

b)Diễn biến: - Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ K/n ở Thái Bình. Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.

- Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân chiếm hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư bỏ chạy về nước.

-Từ tháng 4/542 đến Đầu năm 543, nhà Lương 2 lần đem quân sang đàn áp cuộc K/n nhưng đều bị T.bại.

c)Kết quả: cuộc K/n giành T.lơi.

d) N.nhân T.lợi: Sự lãnh đạo tài giỏi của Lí Bí, tinh thần đoàn kết, được nhân dân ủng hộ.

e) Ý nghĩa: Khẳng định nền độc lập tự chủ của nd ta.

5/ Nước Âu Lạc từ T.kỉ II TCN đến T.kỉ I có những đổi thay là:

- Năm 179 TCN,Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

- Năm 111 TCN nhà Hán chia nước ta thành 3 quận:(Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam) gộp với 6 quận của TQ thành châu Giao, thủ phủ của châu Giao là Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

=> MĐ: Xoá tên nước ta trên bản đồ TG.

- Bắt nd ta phải nộp nhiều thứ thuế, cống nạp nhiều sản vật quý, theo phong tục tập quán của chúng

=> MĐ: Đồng hoá nd ta.

6/ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ

- Nguyên nhân: + Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán.

+ Thái thú Tô Định giết chồng của Trưng Trắc.

- Diễn biên: + Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây).

+ Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, Cổ Loa và Luy Lâu.

- Kết quả: khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.

- N.nhân T.lợi: + Sự ủng hộ nhiệt tình của nd.

+ Sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng

7/ Chế độ cai trị của các triều đại PK phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI

- Thế kỉ I Giao Châu gồm 9 quận (6 quận của Nam Việt cũ và 3 quận của Âu Lạc).

- Đến thế kỉ III, Nhà Ngô tách châu Giao thành: Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ)

- Nhà Hán nắm quyền tới cấp huyện, Huyện lệnh là người Hán.

- Nhân dân ta phải nộp nhiều thứ thuế, lao dịch và cống nộp nặng nề.

- Chúng đưa người Hán sang ở với người Việt, bắt dân ta học chữ Hán, tiếng Hán, theo phong tục của người Hán.

=> MĐ: - Xoá tên nước ta trên bản đồ TG, biến nước ta thành quận, huyện thuộc TQ.

- “Đồng hóa dân ta”

8/ Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?

a/ Thủ CN: - Nhà Hán nắm độc về sắt, nhưng nghề rèn sắt vẫn phát triển.

- Nghề gốm, dệt vải rất phát triển.

b/ N2 : - Biết cấy lúa 2 vụ/ năm, biết dùng trâu bò làm sức kéo, đắp đê phòng lụt, làm thuỷ lợi

- Trồng nhiều cây ăn quả: cam, bưởi, nhãn... với kĩ thuật cao, sáng tạo.

- Chăn nuôi rất phong phú.

c/ Thương nghiệp: buôn bán trong và ngoài nước khá phát triển. => c/q` đô hộ nắm độc quyền ngoại thương.

21 Tháng tư, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!