Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 8: Năng động sáng tạo

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn GDCD lớp 9

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 8: Năng động sáng tạo được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: HS cần nắm vững

  • Hiểu được thế nào là năng động sáng tạo.
  • Năng động sáng tạo trong học tập, các hoạt động xh

2. Kĩ năng:

  • Biết tự đánh giá hành vi của bản thân.
  • Có ý thức học tập những tấm gương năng động sáng tạo của những người sóng chung quanh

3. Thái độ:

Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

Kĩ năng tư duy sáng tạo, KN tư duy phê phán, Kn tìm kiếm và xử lí thông tin, KN đặt mục tiêu

III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

Thảo luận nhóm, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, KN trình bày 1 phút

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  • Tranh ảnh, tư liệu tham khảo .
  • Bảng phụ, phiếu học tập.
  • Một số bài tập trắc nghiệm.

V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ:

?Truyền thống tốt đẹp của dân tọc là gì? Dân tộc ta có những truyền thống tốt đẹp gì?

? Trách nhiệm của HS?

HS: trả lời theo nội dung bài học.

GV: Nhận xét, cho điểm.

3/ Bài mới:

a) Khám phá:

b) Kết nối: GV: Trong cuộc sống ngày nay, có những người dân VN bình thường đã làm được những việc phi thường.

  • Anh nông dân Nguyến Đức Tâm (Lâm Đồng) chế tạo máy gặt lúa.
  • Bác Nguyễn Cẩm Luỹ mệnh danh là thần đèn

Hoạt động 1: Thảo luận phân tích chuyện phần đặt vấn đề

Hoạt động của thầy và trò

GV: Yêu cầu HS đọc truyện

Chia HS thành nhóm nhỏ…

Hướng dẫn HS thảo luận

Ê-đi-xơn sống trong 1 hoàn cảnh ntn?

Cậu đã có sáng tạo gì khi giúp thầy thuốc chữa bệnh cho mẹ?

Sau này Ê… đã có phát minh gì?

Em có nhận xét gì về việc làm của Ê.. ?

HS:……..

GV: Vì sao Hoàng lại đạt được những thành tích đáng tự hào như vậy?

HS: Lê Thái Hoàng tìm tòi ra cách giải toán mới, tự dịch đề thi toán quốc tế.. Lê Thái Hoàng tìm tòi ra cách giải toán mới, tự dịch đề thi toán quốc tế..

Em có nhận xét gì về sự nỗ lực và những thành tích mà Hoàng đã đạt được?

HS…….

Em học tập được gì qua việc làm năng động sáng tạo của Ê.. và Hoàng?

HS:- Suy nghĩ tìm ra giải pháp tốt.

- Kiên trì chịu khó, quyết tâm vượt qua khó khăn

HS các nhóm thảo luận.

GV: nhận xét bổ sung

Liên hệ thực tế để thấy được biểu hiện khác nhau của năng động sáng tạo.

GV: tổ chức cho HS trao đổi

- Năng động sáng tạo trong:

+ Lao động: dám nghĩ dám làm tìm ra cái mới

+ Học tập: Phương pháphọc tập khoa học.

+ Sinh hoạt hàng ngày: lạc quan tin tưởng vươn lên vươt khó.

GV: yêu cầu HS tìm 1 số thí dụ về các tấm gương

Nội dung kiến thức

I. Đặt vấn đề:

1. Nhà bác học Ê-đi-xơn.

- Ê-đi-xơn đã nghĩ ra cách đẻ tấm gương xung quanh giường mẹ và đặt ngọn nến trước gương… nhờ đó mà thầy thuốc đã mổ và cứu sống được mẹ, sau này ông trở thành nhà phát minh vĩ đại.

2. Lê Thái Hoàng, một học sinh năng động sáng tạo.

- Lê Thái Hoàng tìm tòi ra cách giải toán mới, tự dịch đề thi toán quốc tế.. Hoàng đã đạt huy chương vàngkì thi toànquốc tế lần thứ 40

- Ê… nghiên cứu thí nghiệm 8000 lần… sợi tóc bóng đèn 50.000 lần thí nghiệm chế tạo ra ắc quy kiềm..

Cả cuộc đời ông có 25.000 phát minh lớn nhỏ

“Non cao cũng có đường chèo

Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi”

“Cái khó ló cái khôn”

“Trong khoa học không có đườg nào rộng thênh thang”

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

Hoạt động của thầy và trò

GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

HS thảo luận.

GV: Yêu cầu các nhóm trao đổi các câu hỏi.

NHóm1:

? Thế nào là năng động sáng tạo?

? Nêu biểu hiện của năng động sáng tạo?

HS: ……….

? ý nghĩa của năng động sáng tạo trong học tập và cuộc sống?

HS………..

? Chúng ta cần rèn luyện tính năng động sáng tạo ntn?

HS:………..

HS: các nhóm cử đại diệm trình bày.

HS: cả lớp góp ý.

GV: Tổng kết nội dung chính.

HS: Ghi bài…..

GV: Kết luận, chuyển ý.

Nội dung kiến thức

II. Nội dung bài học.

1. Định nghĩa:

- Năng động là tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm.

- Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần..

2. Biểu hiện của năng động sáng tạo: Luôn say mê tìm tòi, phát hiện, linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập., lao động công tác.

3. ý nghĩa:

- Là phẩm chất cần thiết cua ng lao động.

- Giúp con người vượt qua khó khăn thử thách.

- Con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại nềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.

4. Cách rèn luyện.

- Rèn luyện tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ.

- Biết vượt qua khó khăn, thử thách.

- Tìm ra cái tốt nhất, khoa học để đạt mục đích.

- Vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.

c/Thực hành, luyện tập:

Hoạt động của thầy và trò

GV: cho HS làm bài tập tại lớp.

HS: làm bài ra giấy nháp.

GV: Gọi HS lên bảng trả lời.

HS: cả lớp nhận xét.

GV: Nhận xét, cho điểm.

Bài 1 SGK tr 29, 30

GV: Rút ra bài học

Trước khi làm việc gì phải ctự đặt ra mụch đích, có những khó khăn gì? làm thế nào thì tốt, kết quả ra sao?

Nội dung kiến thức

*Bài tập: Đáp án

- Hành vi b, d, e, h thể iện tínhnăng động sáng tạo

- Hành vi a, c, d, g ko thể hiện tính năng động sáng tạo

Đáp án:

* HS A

- học kém văn, T Anh

- Cần sự gúp đỡ của các bạn, thầy cô. Sự nỗ lực của bản thân.

d/ Vận dụng:

GV: Cho HS chơi trò chơi “nhanh tay, nhanh mắt”

GV: Đưa ra bài tập tình huống

HS: Suy nghĩ trả lời nhanh

GV: Ghi bài tập lên bảng phụ, câu trả lời lên giấy rôki

HS: Trả lời như nội dung bài học

GV: Nhận xét cho điểm

4/ Hướng dẫn về nhà:

  • -Về nhà học bài, làm bài tập.
  • Đọc trước nội dung bài mới

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm