Giáo án Hoạt động hướng nghiệp lớp 9 - Chủ đề 4
Giáo án Giáo dục hướng nghiệp lớp 9 chủ đề 4
Giáo án Hoạt động hướng nghiệp lớp 9 - Chủ đề 4 được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục, nội dung súc tích, ngắn gọn, kết hợp với giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho tương lai ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.
Chủ đề 4: TÌM HIỂU THÔNG TIN MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN Ở ĐỊA PHƯƠNG.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp HS:
- Biết một số thông tin cơ bản của một số nghề gần gũi trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết cách thu thập thông tin nghề khi tìm hiểu một nghề cụ thể.
- Có ý thức tích cực tìm hiểu thông tin nghề để chuẩn bị lựa chọn nghề tương lai.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung chủ đề và các tài liệu tham khảo có liên quan;
- Chọn một số nghề gần gũi ở địa phương và tìm các ví dụ cụ thể để minh họa.
2. Học sinh: - Tìm hiểu thông tin một số nghề phổ biến ở địa phương. (xã, huyện, tỉnh); chuẩn bị mỗi nhóm lớn 1 tờ giấy A0, bút lông, nam châm từ..
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. GV nhận xét, đánh giá chất lượng bài thu hoạch theo câu hỏi của chủ đề 3 và bổ sung cho HS những vấn đề cần nhận thức tốt hơn như:
+ Lý do cần phải tìm hiểu và nắm được phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của cả nước là giúp ta có cơ sở chọn nghề phù hợp với nhu cầu của địa phương để phục vụ tốt hơn.
3. Bài mới.
Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung cơ bản của chủ đề 4 và nêu yêu cầu cần nắm vững qua chủ đề. (theo mục tiêu cần đạt). Kết hợp kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
IV. Tiến trình dạy - học.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG CẦN GHI |
HĐ1: Tìm hiểu một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt. a) Mục tiêu: Giúp HS xác định được vị trí, vai trò của nghề trồng trọt ở phạm vi địa phương và cả nước. Đồng thời, xác định lĩnh vực trồng trọt nào đang phát triển. b) Cách tiến hành: - GV đọc cho HS nghe bài “Nghề làm vườn”. (SGV/33). - GV cho HS thảo luận: ? Xác định vị trí, vai trò của sản xuất lương thực và thực phẩm ở Việt Nam? ? Liên hệ với tình hình ở địa phương để xác định những lĩnh vực trồng trọt đang phát triển? - HS: TL nhóm và ghi kết quả ra giấy khổ lớn dán lên bảng. - GV h/dẫn cả lớp nhận xét, bổ sung. c) Kết luận: GV kết luận về nghề trồng trọt ở địa phương. . HĐ2: Tìm hiểu và mô tả những nghề ở địa phương. a) Mục tiêu: HS kể được tên những nghề thuộc các lĩnh vực ở địa phương. Lập bản mô tả được một nghề cụ thể. b) Cách tiến hành: - GV cho HS thảo luận nhóm: Tổng hợp những nghề các bạn đã tìm hiểu được. Ghi ra giấy và dán lên bảng. - HS: suy nghĩ và nhận xét, bổ sung. - GV bổ sung cho HS cách hiểu đúng về tên các nghề trong từng lĩnh vực ở địa phương. - GV h/dẫn HS cách mô tả một nghề gồm 4 mục lớn. + Tên nghề; + Đặc điểm hoạt động của nghề; + Các yêu cầu của nghề đối với người lao động; + Triển vọng phát triển của nghề. - GV yêu cầu HS giới thiệu những nghề có ở địa phương (gọi 5 HS trình bày trước lớp) c) Kết luận: GV chốt lại từng lĩnh vực nghề có ở địa phương và lưu ý việc mô tả nghề theo 4 yêu cầu. | I. Bài học: 1. Một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt: - Nghề làm vườn: nghề trồng cây cảnh, nghề trồng lúa, nghề trồng cây ăn quả, nghề trồng cà phê, nghề trồng rau,…
2. Tìm hiểu và mô tả nghề ở địa phương:
- Một số nghề thuộc lĩnh vực dịch vu ở địa phương: may mặc; cắt tóc; ăn uống; sửa chữa xe đạp, xe máy; chuyên chở hàng hóa,… - Cách mô tả một nghề: + Tên nghề + Đặc điểm hoạt động của nghề; + Các yêu cầu của nghề đối với người lao động; + Triển vọng phát triển của nghề.
|
V. Đánh giá kết quả chủ đề:
* GV yêu cầu HS trả lời:
? Để hiểu về một nghề, chúng ta nên chú ý đến những thông tin nào?
* GV cho HS viết thu hoạch tai lớp theo câu hỏi:
1. Em hãy làm bản mô tả một nghề ở địa phương mà em biết.
VI. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài học.
- Tìm hiểu về nhu cầu lao động ở một số lĩnh vưc nghề nghiệp của địa phương.