Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn GDCD lớp 9

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 2: Tự chủ

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 3: Dân chủ và kỉ luật

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

  • Thế nào là hòa bình, thế nào là bảo vệ hòa bình.
  • Vì sao phải bảo vệ hòa bình chống chiến tranh.
  • Trách nhiệm của mỗi người đối với việc bảo vệ hòa bình chống chiến tranh.

2. Kĩ năng:

Tích cực tham gia các HĐ vì HB, chống CT do nhà trường hoặc địa phương tổ chức.

3. Thái độ:

Biết cư xử một cách hòa bình thân thiện.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin

III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

Thảo luận nhóm, khăn trải bàn, trò chơi

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  • SGK, SGV GDCD 9.
  • Tranh ảnh, bài báo, tư liệu về chiến tranh và các hoạt động bảo vệ hòa bình.

V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ:

  • Dân chủ là gì? Nêu ví dụ? Kỉ luật là gì? Nêu ví dụ?
  • Dân chủ và kỉ luật có tác dụng như thế nào?

3/ Bài mới:

a) Khám phá:

b) Kết nối: GV yêu cầu cả lớp hát bài: “Trái đất này là của chúng mình ”. yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bài hát để dẫn dắt vào bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Hoạt động 1: Phân tích thông tin, tình huống

-GV yêu cầu HS đọc phần thông tin và quan sát ảnh để thảo luận trả lời câu hỏi

-GV chia lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi)

1. Em có suy nghĩ gì khi xem các hình ảnh và đọc các thông tin trên?

2. Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như thế nào?

3. Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình?

- HS các nhóm thảo luận và trình bày.

- GV nhận xét và kết luận: Hòa bình đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người.

Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới.

Hướng dẫn phân tích làm rõ nội dung

-GV nêu câu hỏi:

1. Nêu sự đối lập giữa CT và hòa bình.

2. Hãy phân biệt giữa CT chính nghĩa và CT phi nghĩa.

- HS suy nghĩ trả lời

- GV nêu kết luận: Chúng ta phải biết ủng hộ các cuộc CT chính nghĩa, lên án, phản đối các cuộc CT phi nghĩa.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

- GV nêu câu hỏi

1. Hòa bình là như thế nào? Thế nào là bảo vệ hòa bình?

2. VÌ sao ngày nay vẫn phải tiếp tục bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh?

3. Vì sao nhân dân Việt Nam lại yêu hòa bình và luôn phản đối chiến tranh?

4. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh?

Hướng dẫn giải bài tập

-GV yêu cầu HS giải các bài tập 2, 3, 4.

- HS chuẩn bị bài và trình bày

- GV nhận xét, bổ sung.

Nội dung kiến thức

1. Đặt vấn đề

- Qua các thông tin và hình ảnh trên chúng ta thấy được sự tàn khốc của chiến tranh, giá trị của hòa bình và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình chống chiến tranh.

- Hâu quả của chiến tranh:

+Cuộc CT TG lần thứ nhất đã làm 10 triệu người chết. CTTG lần thứ hai có 60 triệu người chết

+ Từ 1900-2000 CT đã làm hơn 2 triệu trẻ em chết, 6 triệu trẻ em bị thương, 20 triệu trẻ em phải bơ vơ, hơ 300000 trẻ em buộc phải đi lính ,cầm súng giết người.

- Để bảo vệ hòa bình, chống CT chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiện, bình đẳng giữa con người với con người, giữa các dân tộc, giữa các quốc gia trên thế giới.

- Hòa bình đem lại sự bình yên, ấm no, hạnh phúc cho con người. Còn chiến tranh đem lại đau thương, nghèo nàn, lạc hậu, bất hạnh cho con người.

- Chiến tranh chính nghĩa là các nước tiến hành CT chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập tự do, bảo vệ hòa bình. Còn CT phi nghĩa là CT xâm lược, xung đột sắc tộc, khủng bố.

2. Nội dung bài học

(Xem sgk)

3.Bài tập

Bài 1: Các hành vi thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình: a, b, d, e, h, i.

Bài 2: Tán thành ý kiến: a, c

Bài 3: HS tìm hiểu các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do trường, lớp, địa phương, nhân dân trong nước tổ chức giới thiệu cho các bạn biết

4. Vận dụng:

  • Tổ chức cho HS vẽ cây “Hòa bình”
  • GV hướng dẫn HS lập kế hoạch hoạt động vì hòa bình
  • GV nêu kết luận toàn bài.

5. Hướng dẫn về nhà:

Học thuộc nội dung bài học, làm bài tập SGK, chuẩn bị trước bài 5


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm