Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 3: Dân chủ và kỉ luật

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn GDCD lớp 9

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 3: Dân chủ và kỉ luật được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 1: Chí công vô tư

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 2: Tự chủ

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

  • HS hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật, Những biểu hiện của dân chủ và kỉ luật.
    Hiểu ý nghĩa của việc tự giác thực hiên yêu cầu phát huy dân chủ và kỉ luật là cơ hội, là điều kiện để mọi người phát triển nhân cách, góp phần xây dựng XH công bằng dân chủ văn mimh.

2. Kĩ năng

  • Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử phát huy tính dân chủ và thể hiện tính kỉ luật.
  • Biết nhận xét, góp ý với bạn bè và những người xung quanh nhằm thực hiện dân chủ và kỉ luật.
  • Nhận biết được hành vi dân chủ, thiếu dân chủ hoặc giả danh dân chủ.

3. Thái độ

  • Có ý thức tự giác rèn luyện tính DC và kỉ luật. Có thái độ ủng hộ những việc làm tốt, phản đối những việc làm trái với dân chủ XHCN.
  • Biết đánh giá nhận xét hành vi của bản thân và những người xung quanh.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

Kĩ năng tư duy phê phán, Kn trình bày suy nghĩ

III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

Thảo luận nhóm, động não

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  • Kích thích tư duy, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, giảng giải.
  • SGK, SGV GDCD 9.
  • Các tình huống có nội dung liên quan.
  • Ca dao tục ngữ, mẫu chuyện có nội dung liên quan.

V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ:

Tự chủ là gì? Hãy nêu một số biểu hiện tự chủ của một bạn HS trong học tập và rèn luyện? Em cần làm gì để rèn luyện tính tự chủ?

3/ Bài mới:

a) Khám phá:

b) Kết nối: Giới thiệu bài: GV nêu lên tầm quan trọng của việc phát huy tính dân chủ và kỉ luật để dẫn dắt vào bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Hoạt động 1:

Đàm thoại giúp HS bước đầu tìm hiểu. những biểu hiện của dân chủ và kĩ luật

- GV yêu cầu HS đọc tình huống (SGK)

- GV nêu câu hỏi:

1. Hãy nêu các việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong các tình huống trên.

2. Sự kết hợp biện pháp dân chủ của lớp 9A được thể hiện như thế nào?

3. Tác dụng của việc phát huy dân chủ của lớp 9A là gì?

4. Việc làm của giám đốc trong câu chuyện thứ 2 có tác hại như thế nào?

- HS thảo luận trả lời.

- GV nhận xét bổ sung và kết luận phần 1.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

- GV nêu câu hỏi:

1.Em hiểu thế nào là dân chủ? Thế nào là kỉ luật?

2. Hãy nêu các việc làm thể hiện tính dân chủ và thiếu dân chủ trong thực tế cuộc sống hiện nay.

3. Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?

4. Dân chủ và kỉ luật có tác dụng như thế nào? Nêu ví dụ.

5. Mọi người cần làm gì để phát huy DC và rèn luyện tính KL?

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV tóm tắt nội dung chính của bài học

Hoạt động 3: Hướng dẫn giải bài tập.

-GV yêu cầu HS giải các bài tập 2.

- HS chuẩn bị bài và trình bày.

Nội dung kiến thức

1. Đặt vấn đề

* Việc làm phát huy dân chủ ở lớp 9A: GVCN đề nghị lớp họp bàn XD kế hoạch hoạt động của lớp...

- Việc làm thiếu DC của ông giám đốc...

* Sự kết hợp DC và KL ở lớp 9A:

Mọi người được tự do bàn bạc, không ai đứng ngoài cuộc, lớp đã thành lập đội cờ đỏ để nhắc nhở đôn đốc.

* Ở lớp 9A mọi khó khăn đã được khắc phục, kế hoạch đã được thực hiện tốt, cuối năm lớp được tuyên dương.

* Việc làm của giám đốc có tác hại: SX giảm sút, công ti bị thua lỗ nặng.

2. Nội dung bài học

- Dân chủ là: SGK

- Kỉ luật là: SGK

- Những việc làm thể hiện tính dân chủ: Đại biểu QH tiếp xúc và tiếp thu ý kiến của cử tri, nhà trường tổ chức cho HS góp ý kiến vào bản nội quy của học sinh, trong các cuộc họp của thôn buôn bà con được tự do phát biểu ý kiến…

- Những việc làm thiếu dân chủ của một số cơ quan nhà nước hiện nay: Hạch sách nhũng nhiễu nhân dân, không tôn trọng và tiếp thu ý kiến nhân dân, người dân không được biết, được bàn bạc những công việc liên quan đến lợi ích chính đáng của mình…

- DC và KL có mối quan hệ hữu cơ với nhau: DC để mọi người phát huy khả năng của mình vào công việc chung. KL là điều kiện để phát huy dân chủ.

- DC và KL đem lại lợi ích cho việc phát triển nhân cách của mỗi người và góp phần phát triển XH (nêu ví dụ)

- Mọi người cần tự giác chấp hành KL, các tổ chức XH phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người phát huy được tính dân chủ.

4. Vận dụng:

  • GV gợi ý để HS hiểu được ý nghĩa của chủ trương “Dân biết, dân bàn, … kiểm tra”.
  • GV nêu kết luận toàn bài.

5. Hướng dẫn về nhà:

Bài tập về nhà 3, 4 và chuẩn bị bài “Bảo vệ hòa bình”


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm