Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Giáo án môn GDCD lớp 10
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức.
- Nêu được khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
- Biết được phát triển là khuynh hướng chung của sự vâth và hiện tượng.
2. Về kĩ năng: Liệt kê đựơc sự khác nhau giữa phủ định BC với phủ định siêu hình, mô tả được hình “xoắn ốc” của sự phát triển.
3. Về thái độ: Phê phán thái độ phủ định sạch trơn quá khứ hoặc kế thừa thiếu chọn lọc đối với cái cũ, ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 10
- Câu hỏi thực hành GDCD 10, TLBD ND và PP GDCD 10
- Sách TH Mác-Lênin
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy trình bày quan về sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất? lấy ví dụ minh hoạ?
3. Học bài mới
Giáo viên lấy VD: Trong XHTBCN: GCTS mâu thuân với GCVS
Học sinh nhận xét:
- Chỉ ra hai mặt đối lập
- Giải quyết mâu thuẫn => XH mới ra đời XH XHCN
Sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ thì khuynh hướng của sự vật đó là gì. Vậy để hiểu rõ hơn khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật hiện tượng hôm nay thầy và các em …
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức cần đạt |
Giáo viên đưa ra các ví dụ và từ các ví dụ đưa ra các câu hỏi tình huống, câu hỏi gợi mở để từ đó học sinh nắm bắt đựơc nội dung kiến thức. Ví dụ: đốt rừng; chặt cây; bắn chết thú rừng ? Vậy theo các em các sự vật này còn tồn tại hay không? ? Sự vật này bị xoá bỏ và không còn tồn tại thì đựoc gọi là gì? Để nắm được thế nào là phủ định siêu hình giáo viên đưa ra các ví dụ và từ các ví dụ đưa ra các câu hỏi tình huống, câu hỏi gợi mở để từ đó học sinh nắm bắt đựơc nội dung kiến thức. Ví dụ: Hạt lúa → xay thành gạo Hoá chất độc hại → tiêu diệt sinh vật
? Sự vật trên có bị xoá bỏ sự tồn tại hay không?
? Vậy theo em sự xoá bỏ sạch trơn này còn được gọi là gì? ? Theo em phủ định biện chứng có những đặc điểm cơ bản nào? ? Tai sao phủ định biện chứng lại mang đặc điểm tính khách quan? ? Tại soa phủ định biện chứng lại mạng đặc điểm tính kế thừa?
? Vậy theo em tính kế thừa có kế thừa tất cả các yếu tố cũ hay không? Cho ví dụ? Ví dụ Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà... CNXH ra đời từ xã hội cũ...
Giáo viên giảng về khái niệm phủ định của phủ định, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ để học sinh đưa ra được ví dụ. ? Em hãy xác định đâu là phủ định lần 1 đâu là phủ định lần 2? ? Theo em phủ định lần hai có ý nghĩa như thế nào? ? Vậy qua bài học này các em rút ra bài học gì cho bản thân? |
1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. Phủ định là xoá bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng nào đó. a. Phủ định siêu hình. Là sự phủ định do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sử vật.
b. Phủ định biện chứng.
- Khái niệm: Là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật hiện tượng mới. - Đặc điểm của phủ định. + Tính khách quan: mang tính tất yếu, tức là cái vốn có của SVHT. Nó mang tính khách quan vì tự thân nó phủ định. + Mang tính kế thừa: SVHT mới ra đời từ SVHT cũ có kế thừa chọn lọc những yếu tố tích cự và loại bỏ yếu tố tiêu cực, lỗi thời và tính kế thừa cũng là tất yếu khách quan. 2. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng. a. Phủ định của phủ định
b. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng. Là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn. 3. Bài học. - Biết nhận thức cái mới, ủng hộ cái mới - Tôn trọng quá khứ, tránh bảo thủ, phủ định sạch trơn, cản trở sự tiến bộ. |
4. Củng cố.
- GV hệ thống và nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của tiết học
- Học trả lời các câu hỏi cuối bài học.
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà học bài cũ để tiết sau kiểm tra 1 tiết.