Giáo án Địa lý lớp 9 bài 5: Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999
Giáo án điện tử môn Địa lớp 9
Giáo án Địa lý 9 bài 5: Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
- Giáo án Địa lý lớp 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
- Giáo án Địa lý lớp 9 bài 4: Lao động và việc làm - Chất lượng cuộc sống
- Giáo án Địa lý lớp 9 bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
- Giáo án Địa 9 bài 5: Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 theo Công văn 5512
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nắm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta
- Thấy rõ mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế xã hội của đất nước
2. Kĩ năng:
Biết cách phân tích, so sánh tháp dân số
Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Tư duy:
- Phân tích so sánh tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999 để rút ra kết luận về xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta.
- Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội.
- Giải quyết vấn đề: Quyết định các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ sinh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng về qui mô gia đình hợp lí.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ / ý tưởng, lắng nghe / phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm, cặp.
- - Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và trình bày thông tin.
Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: Động não, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, suy nghĩ – cặp đôi - chia sẻ, bản đồ tư duy.
3. Thái độ: Thực hiện tốt kế hoạch hoá dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống.
4. Định hướng phát triển năng lực
- - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Tháp tuổi hình 5.1 (Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999).
- Tài liệu về cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm nguồn lao động và sử dụng lao động ở nước ta .
- Tại sao nói giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta?
- Chất lượng cuộc sống của người dân có những thay đổi quan trọng như thế nào và còn vấn đề gì cần giải quyết?
3. Bài mới:
Kết cấu dân số theo tuổi trên phạm vi cả nước và trong từng vùng có ý nghĩa quan trọng, nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động. Kết cấu dân số theo độ tuổi và theo giới được biểu hiện trực quan bằng tháp dân số. Tháp tuổi là một công cụ nghiên cứu về dân số rất hữu ích. Trong tiết học này chúng ta phân tích, so sánh tháp dân số 1989 và 1999 để thấy được những thay đổi trong dân số nước ta giai đoạn này.
Hoạt động của thầy và trò |
Kiến thức cơ bản |
+ Hoạt động 1: So sánh hai tháp tuổi - Nhắc lại kiến thức cơ bản về tháp tuổi. - Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999, so sánh hai tháp dân số về các mặt: Hình dạng, cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính, tỉ lệ dân số phụ thuộc. - Phân tích từng tháp sau đó tìm sự khác biệt về các mặt của từng tháp. Điền thông tin vào bảng (phụ lục) - Em hiểu gì về tỉ số phụ thuộc? Tỉ số phụ thuộc = Tổng số người dưới tuổi lao động cộng Tổng số người trên tuổi lao động chia cho số người trong độ tuổi lao động. - Từ những phân tích và so sánh trên nêu nhận xét về sự thay đổi và xu hướng thay đổi của cơ cấu dân số nước ta. Giải thích nguyên nhân. + Hoạt động 2: Nhận xét và giải thích - Từ những phân tích và so sánh trên nêu nhận xét về sự thay đổi và xu hướng thay đổi của cơ cấu dân số nước ta . Giải thích nguyên nhân. + Hoạt động 3: Thuận lợi và khó khăn - Cơ cấu dân dân số trên có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội?
- Chúng ta cần phải có những biện pháṕ để từng bước khắc phục những khó khăn này?
|
I .So sánh 2 tháp tuổi - Hình dạng: đáy ở nhóm 0-4 tuổi ở năm 1999 đă thu hẹp hơn năm 1989 - Cơ cấu dân số: + Theo độ tuổi: Độ tuổi dưới lao động năm 1999 nhỏ hơn năm 1989. Độ tuổi lao động và ngoài lao động năm 1999 lớn hơn năm 1989. + Giới tính: cũng thay đổi - Tỉ lệ dân phụ thuộc còn cao và cũng có thay đổi giữa 2 tháp dân số II. Nhận xét và giải thích - Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, song dân số đang có xu hướng “già đi”. - Nguyên nhân: Do thực hiện tốt kế hoạch hoá dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống. III. Thuận lợi và khó khăn: - Thuận lợi: Lực lượng lao động và dự trữ lao động dồi dào. - Khó khăn: + Nhóm 0-14 tuổi đông đặt ra nhiều vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế. + Tỉ lệ và dự trữ lao động cao gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm. + Tỉ lệ người cao tuổi cũng là vấn đề quan tâm chăm sóc sức khoẻ. - Biện pháp khắc phục: * Cần có chính sách dân số hợp lí. * Tạo việc làm. * Cần có chính sách trong việc chăm sóc sức khoẻ người già. |
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
* Tổng kết:
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính của nước ta từ năm 1989 đến năm 1999 đă thay đổi như thế nào? Giải thích nguyên nhân.
- Cơ cấu dân số nuớc ta có những thuận lợi và khó khăń cho phát triển kinh tế xă hội?
- Nêu biện pháp để từng bước khắc phục những khó khăn đó.
* Hướng dẫn học tập:
Hoàn thành bài thực hành vào vở.
Chuẩn bị bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam.
- Quá tŕnh phát triển nền kinh tế nuớc ta diễn ra như thế nào?
- Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nuớc ta thể hiện như thế nào?
- Những thành tựu và thách thức trong quá tŕnh phát triển kinh tế xă hội.
V. Phụ lục:
Nội dung |
Tháp 1989 |
Tháp 1999 |
|
H́nh dạng |
Đáy rộng hơn |
Hẹp hơn |
|
Cơ cấu dân số theo độ tuổi |
Trên tuổi lao động |
7.2 % |
8.1 % |
Trong tuổi lao động |
53.8 % |
58.4 % |
|
Trẻ em |
39 % |
33.5 % |
|
Nam |
48.7 % |
49.2 % |
|
Nữ |
51.3 % |
50.8 % |
|
Tỉ lệ dân số phụ thuộc |
46.2 : 53.8 = 86 % |
41.6 : 58.4 = 71 % |