Giáo án Địa lý lớp 9 bài 10: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu phân bố ngành nông - lâm nghiệp
Giáo án điện tử môn Địa lớp 9
Giáo án Địa lý 9 bài 10: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu phân bố ngành nông - lâm nghiệp được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
- Giáo án Địa lý lớp 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- Giáo án Địa lý lớp 9 bài 9: Sự phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp, thủy sản
- Giáo án Địa lý lớp 9 bài 10: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu phân bố ngành nông - lâm nghiệp (tiếp)
- Giáo án Địa 9 bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm theo Công văn 5512
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Biết xử lí số liệu, chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối.
2. Kĩ năng: Vẽ biểu đồ cơ cấu hình tròn, đọc biểu đồ và vận dụng các kiến thức đã học về ngành nông nghiệp để phân tích qua biểu đồ.
3. Thái độ: Ý thức sự cần thiết phải thật cẩn thận khi tính toán và vẽ biểu đồ.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Bảng số liệu sgk
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
3. Bài mới:
Bài học hôm nay như bài học đã nêu rõ, chúng ta vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây của nước ta trong thời gian gần đây. Bài tập 1.
Hoạt động của thầy và trò |
Kiến thức cơ bản |
||||||
+ Hoạt động 1: Ôn lại cách vẽ. (cặp) - Khi nào ta vẽ biểu đồ tròn?
- Để vẽ được biểu đồ được chính xác chúng ta phải làm gì?
+ Hoạt động 2: Các bước tiến hành cụ thể vẽ biểu đồ. - Hs Làm việc theo 4 nhóm - Bước1: Lập bảng số liệu đã xử lí - Bước 2: Vẽ biểu đồ tròn - Bước 3: Nhận xét - Hs trìnhbày – nhận xét. - Gv chuẩn kiến thức.
|
1. Ôn lại cách vẽ: + Khi nào vẽ biểu đồ tròn? - Đề bài yêu cầu cụ thể. - Đề bài muốn biểu hiện một cơ cấu hoặc nhiều thành phần trong một tổng thể. - Đầu bài cho số liệu là % và tổng số bằng 100 %. Cách thể hiện: - Chuyển số liệu tuyệt đối ra số tương đối. - Chuyển % ra số đo lượng giác 1 % = 3.6 0 - Điểm xuất phát từ tia 12 giờ và vẽ thuận chiều kim đồng hồ, đại lượng nào cho trước vẽ trước, có kí hiệu phân biệt các đại lượng trên biểu đồ. - Số ghi trong biểu đồ ngay ngắn. (Số %) - Tên biểu đồ ghi dưới hình. - Lập chú giải – vẽ ngay ngắn bằng nhau theo đúng trình tự đầu bài. - Không vẽ những mũi tên hoặc chữ ở hình vẽ. 2. Các bước tiến hành cụ thể: + Lập bảng xử lí số liệu
+ Vẽ - Biểu đồ năm 1990 bán kính 20 mm - Biểu đồ năm 2002 bán kính 24 m.
Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây năm 1990 và năm 2002 (%). + Nhận xét: - Trong cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất. - Từ năm 1990 đến năm 2002. - Cây lương thực tăng về diện tích gieo trồng nhưng giảm tỉ trọng diện tích gieo trồng. - Cây công nghiệp tăng cả về diện tích và tỉ trọng gieo trồng. - Cây thực phẩm …. tăng ít. - Sự thay đổi này cho thấy nước ta đã và đang từng bước phá thế độc canh, đa dạng hóa các loại cây trồng. Sự thay đổi này góp phần tăng giá trị sản phẩm của nền nông nghiệp nước ta, tạo nguồn cung cấp nguyên liệu quí giá cho công nghiệp chế biến và tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao. |
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
* Tổng kết:
- Giáo viên nhận xét chấm điểm bài làm học sinh.
- Hoàn chỉnh bài thực hành
* Hướng dẫn học tập:
- Chuẩn bị: Thực hành (tiếp theo) Bài tập 2
- Trả lời theo yêu cầu bài thực hành.