Giáo án Địa lý lớp 9 bài 9: Sự phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp, thủy sản
Giáo án điện tử môn Địa lớp 9
Giáo án Địa lý 9 bài 9: Sự phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp, thủy sản được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý lớp 9 bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Giáo án Địa lý lớp 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta, vai trò của từng loại rừng.
- Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thủy sản để thấy rõ sự phân bố các loại rừng, bãi tôm, cá, vị trí các ngư trường trọng điểm.
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp, thủy sản .
Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ / bản đồ, Át lát, tranh ảnh, bảng số liệu và bài viết để tìm hiểu về tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp, thủy sản.
- Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ / ý tưởng, lắng nghe / phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo cặp, nhóm.
- Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và khi thực hiện hoạt động theo yêu cầu của giáo viên.
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: Suy nghĩ – cặp đôi, chia sẻ, học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, trò chơi.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên trên cạn và dưới nước.
- Không đồng tình hành vi phá hoại tài nguyên môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Bản đồ kinh tế Việt Nam
- Lược đồ lâm nghiệp - thuỷ sản trong sgk
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc hoàn chỉnh bài thực hành.
3. Bài mới:
Lâm nghiệp và thủy sản là hai ngành kinh tế có tiềm năng to lớn. Sự phát triển và phân bố của hai ngành kinh tế này hiện nay ra sao? Đó là các vấn đề chúng ta cùng tìm hiểu bài 9 …..
Hoạt động của thầy và trò |
Kiến thức cơ bản |
+ Hoạt động1: T́ìm hiểu thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp ở Việt Nam. (Suy nghĩ – cặp đôi, chia sẻ) - Thực trạng rừng nước ta hiện nay như thế nào? (diện tích, chất lượng …) - Nguyên nhân làm cho rừng bị cạn kiệt? (Chiến tranh, cháy rừng, đốt rừng, khai thác quá mức ….) - Dựa vào bảng 9.1, cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng. - Kể tên những rừng đặc dụng? Xác định.
- Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động nào? (khai thác- chế biến gỗ, lâm sản và trồng, bảo vệ rừng) - Tình hình phát triển lâm nghiệp như thế nào? (khai thác, trồng …?)
- Quan sát hình 9.1 và hình 9.2 hoạt động lâm nghiệp nước ta phân bố như thế nào? - Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng? - Xem tranh ảnh (Tích hợp giáo dục môi trường) + Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố của ngành thuỷ sản - Quan sát hình 9.2 và sự hiểu biết của mình em hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta?
- Hãy xác định trên hình 9.2 những ngư trường trọng điểm ở nước ta?
- Hãy cho biết những khó khăn gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản. (Tích hợp giáo dục môi trường)
- Quan sát bảng 9.2. Hãy so sánh số liệu năm 1990 và năm 2002, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản. -Hãy xác định các tỉnh trọng điểm nghề cá ở nước ta? |
I. Lâm nghiệp Có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường . 1. Tài nguyên rừng - Diện tích: 11,6 triệu ha, độ che phủ cả nước là 35% chiếm tỉ lệ thấp (2000) - Rừng bị cạn kiệt nhiều nơi, chất lượng không cao. - Cơ cấu có ba loại: + Rừng sản xuất. + Rừng phòng hộ. + Rừng đặc dụng. 2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp - Khai thác hơn 2,5 triệu mét khối gỗ / năm, trong rừng sản xuất. - Trồng mới 5 triệu ha rừng đến năm 2010 đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 45% - Phân bố: + Khai thác và chế biến gỗ, lâm sản ở miền núi, trung du. + Trồng rừng: Tăng độ che phủ rừng với mô hình nông lâm kết hợp.
II. Ngành thuỷ sản - Vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển nước ta . 1. Nguồn lợi thuỷ sản + Thuận lợi: - Có vùng biển rộng với 4 ngư trường trọng điểm, nguồn lợi thủy sản phong phú … - Bờ biển dài có nhiều vũng vịnh, bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn... - Có nhiều sông, suối, ao, hồ .... + Khó khăn: - Thiếu vốn, kĩ thuật … - Thiên tai trên biển: bão ... - Môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm… 2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản - Khai thác chiếm tỉ trọng lớn, nuôi trồng chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng tốc độ tăng nhanh . - Khai thác hải sản: Sản lượng tăng khá nhanh. Các tỉnh dẫn đầu: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận. - Nuôi trồng thuỷ sản: gần đây phát triển nhanh: Cà Mau, An Giang và Bến Tre - Xuất khẩu thuỷ sản phát triển vượt bậc đạt trên 2 tỉ USD. |
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
* Tổng kết:
- Vai trò của ngành lâm nghiệp trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Nguồn lợi thủy sản nước ta phong phú như thế nào? Tình hình phát triển ra sao?
- Hướng dẫn làm bài tập 3 trang 37 sgk.Vẽ biểu đồ hình cột
* Hướng dẫn học tập:
- Chuẩn bị bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Vai trò của nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế – xã hội.
- Giá trị kinh tế của tài nguyên thiên nhiên
- Đọc hình 11 trang 39 sgk.