Giáo án Địa lý lớp 8 bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á

Admin
Admin 19 Tháng một, 2021

Giáo án môn Địa lý lớp 8

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 8này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ Mục tiêu bài học:

Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:

1. Kiến thức: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một sồ đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á.

2. Kỹ năng:

  • Phân tích các bảng số liệu bản đồ kinh tế - xã hội.
  • Kĩ năng thu thập, thống kê các thông tinh kinh tế- xã hội mở rộng kiến thức.
  • Kĩ năng vẽ biểu đồ kinh tế.

3. Thái độ:

  • Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
  • Liên hệ tình hình phát triển kinh tế ở địa phương.

4. Trọng tâm: Một sồ đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á.

II. Phương pháp giảng dạy:

Thuyểt trình, thảo luận, đàm thoại gợi mở...

III. Chuẩn bị giáo cụ:

  • GV: Bản đồ kinh tế châu Á .
  • HS: Tư liệu, phiếu học tập, SGK

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài kiểm tra 1 tiết.

3. Nội dung bài mới:

Đặt vấn đề: Châu Á là nơi có nhiều nền văn minh cổ xưa đã từng có nhiều mặt hàng nổi tiếng thế giới như thế nào? Ngày nay trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia như thế nào? Những nguyên nhân nào khiến số lượng các quốc gia nghèo có nhiều tỉ lệ cao? Đó là những kiến thức chúng ta cần tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Triển khai bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1

 

 

 

 

Hoạt động 2

Hoạt động thảo luận nhóm

Yêu cầu HS quan sát bảng 7.2 và thảo luận nhóm giải quyết các vấn đề sau:

GV: Nhận xét về mức bình quân GDP/người của một số nước châu Á.

GV: Nước nào có mức bình quân GDP cao nhất, thấp nhất. Sự chênh lệch mức bình quân GDP giữa 2 nước này gấp mấy lần.

GV: Những nước nào có mức thu nhập cao, trung bình, thấp. Nhìn chung mức thu nhập của phần lớn các nước châu Á như thế nào?

GV cần cung cấp cho HS thông tin về đánh giá mức thu nhập qua GDP/ người

- Mức thu nhập dưới 735 USD/ người/năm: thu nhập thấp.

- Từ 735 đến 2934 USD/ người/năm: thu nhập trung bình dưới.

- Từ 2935 đến 9075 USD/ người/năm: thu nhập trung bình trên.

- Trên 9075 USD/ người/năm: thu nhập cao.

GV: Cơ cấu GDP % của các nước có thu nhập cao khác với các nước có thu nhập thấp như thế nào?

GV: Cơ cấu GDP % nước ta thuộc loại nào

GV: Những quốc gia nào có tỉ lệ tăng GDP bình quân năm (%) cao hơn mức trung bình thế giới (3%), nước nào có tốc độ tăng GDP cao (tăng GDP (%) trên mức 6% là có tốc độ tăng trưởng nhanh)

GV: Nước ta có tốc độ tăng trưởng như thế nào?

GV: Từ bảng 7.2 rút ra kết luận gì về kinh tế –xã hội của châu Á?

HS: Dựa vào thông tin trong mục 2 SGK cho biết:

GV: Trình độ phát triển kinh tế của phần lớn các quốc gia châu Á như thế nào?

GV: Xu hướng phát triển kinh tế của nhiều nước châu Á là gì?

GV tổnh hợp các vấn đề về kinh tế các quốc gia châu Á

1. Vài nét về lịch sử phát triển của các nước châu Á:

(Không dạy, học sinh đọc thêm)

2. Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sau chiến tranh thế giới lần 2, nền kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

 

 

 

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều nước tăng.

 

- Song sự phát triển kinh tế giữa các nước và các vùng lãnh thổ của châu Á không đồng đều, các quốc gia nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao.

4. Củng cố:

Câu hỏi số 3 SGK trang 24

5. Dặn dò:

  • Làm các bài tập trong SGK
  • Xem các hình 8.1 và 8.2 đồng thời trả lời các câu hỏi trong bài 8SGK/ 25
  • Thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á được biểu hiện như thế nào?
  • Chuẩn bị: Tình hình phát triển KT XH ở các nước Châu Á

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm