Giáo án Địa lý 9 bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 14 Tháng một, 2021

Giáo án điện tử Địa Lý 9 bài Vùng Đồng bằng sông Hồng

Giáo án Địa lý 9 bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng với các kiến thức được trình bày gọn gàng, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được các đặc điểm cơ bản về vùng đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó, bài giáo án địa lý 9 này còn giải thích một số đặc điểm của vùng như: đông dân, nông nghiệp thâm canh, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phát triển.

Bài 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

  • Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
  • Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
  • Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
  • Biết một số loại tài nguyên của vùng quan trọng nhất là đất, việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ đất khỏi bị ô nhiễm là một trong những vấn đề trọng tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng.
  • Biết ảnh hưởng của mức độ tập trung dân cư đông đúc tới môi trường.

2. Kĩ năng:

  • Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.
  • Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của vùng.
  • Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu và bài viết về vị trí giới hạn, đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của Đồng bằng sông Hồng.
  • Phân tích, đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí, những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư đối với việc phát triển kinh tế xã hội của Đồng bằng sông Hồng.
  • Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, lắng nghe phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác tích cực khi làm việc theo nhóm.
  • Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm.

3. Thái độ:

Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị của giáo viên - học sinh.

1. Giáo viên:

  • Bản đồ tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng.
  • Một số tranh ảnh vùng Đồng bằng sông Hồng.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài:

2. Khởi động:

  • Em hãy nêu những hiểu biết của bản thân về vùng Đồng bằng sông Hồng.
  • Hs trả lời – Gv ghi tóm tắt lên bảng những câu trả lời của hs.

3. Kết nối:

Trong phân công lao động giữa các vùng lãnh thổ trên cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu được cơ sở tạo nên sự phát triển và vai trò đặc biệt của vùng đồng bằng sông Hồng.

14 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm