Giáo án Địa lý 9 bài 38

Admin
Admin 09 Tháng sáu, 2015

Giáo án Bài 38 Địa lý 9

Giáo án Địa lý 9 bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ môi trường biển đảo được TimDapAntuyển chọn và biên tập kỹ càng nhằm giúp quý thầy cô giáo có thêm tư liệu tham khảo cho việc soạn giáo án. Ngoài ra, giáo án còn cung cấp kiến thức để học sinh nắm được đặc điểm các ngành kinh tế biển, các vùng biển rộng lớn của nước ta và vấn đề nuôi trồng đánh bắt hải sản,...

Bài giảng Địa lý 9 Bài 38

Bài 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

  • Biết được các đảo và quần đảo lớn (tên, vị trí).
  • Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.
  • Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển.
  • Biết Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng, có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển. Hiểu việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường biển nhằm phát triển bền vững.
  • Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch.

2. Kĩ năng:

  • Xác định trên bản đồ vị trí, phạm vi vùng biển nước ta. Kể tên và xác định được trên bản đồ vị trí một số đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam Phân tích sơ đồ để nhận biết tiềm năng kinh tế biển đảo Việt Nam.
  • Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/ bản đồ và bài viết về ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển, giao thông vận tải biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo.
  • Phân tích mối quan hệ giữa phát triển các ngành kinh tế biển với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo.
  • Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo.
  • Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, thảo luận, lắng nghe, phản hồi tích cực, hợp tác và làm việc nhóm cặp.
  • Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và trình bày thông tin.

3. Thái độ:

  • Có tình yêu quê hương đất nước thấy được sự cần thiết và mong muốn góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo của nước ta.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

  • Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
  • Một số tranh ảnh về biển.

2. Học sinh :

  • Sách giáo khoa.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ: không

2. Khởi động:

Nước ta có một vùng biển rộng lớn thuộc biển Đông, trên đó có nhiều đảo và quần đảo. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, biển nước ta tạo cơ sở để phát triển kinh tế biển đa dạng. Bên cạnh đó biển cũng gây cho chúng ta không ít khó khăn. Làm thế nào để vừa phát triển tổng hợp kinh tế vừa bảo vệ được nguồn tài nguyên, môi trường biển – đảo. Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay.

3. Kết nối:

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

+ Hoạt động 1: Biển và đảo Việt Nam

*Cặp đôi:

  • Quan sát lược đồ, kết hợp với nội dung SGK, hãy cho biết chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển nước ta?
  • QS H 38.1 Cho biết vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào ? Xác định trên sơ đồ giới hạn từng bộ phận của vùng biển ở nước ta?
  • Có những tỉnh và thành phố nào nằm giáp biển.

I. Biển và đảo Việt Nam

1.Vùng biển nước ta:

  • Bờ biển nước ta dài 3260km, rộng khoảng 1 triệu km2.
  • Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
  • Cả nước có 28 (trong số 63) tỉnh và thành phố giáp biển.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm