Giáo án Địa 9 bài 30: Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên theo Công văn 5512

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 14 Tháng một, 2021

Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên

Giáo án Địa 9 bài 30: Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên theo Công văn 5512 được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

  • Kế hoạch bài dạy theo mẫu công văn 5512
  • Kế hoạch giảng dạy môn Ngữ văn 9 theo công văn 5512

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

 

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH

SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt:

- So sánh tình hình phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ

- Đánh giá hiện trạng sản xuất cây công nghiệp 2 vùng

- Viết báo cáo về tình hình sản xuất 1 loại cây công nghiệp đặc trưng

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Hoàn thành bài thực hành.

- Chăm chỉ: Nghiên cứu bài 1 cách chủ động, sáng tạo, nghiêm túc thực hiện bài theo hướng dẫn của giáo viên

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV
Bản đồ kinh tế vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS dựa vào lược đồ xác định vị trí và nhắc lại thế mạnh kinh tế của hai vùng.

c) Sản phẩm:

HS nêu được thế mạnh kinh tế của hai vùng.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Em hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng TDMNBB và vùng Tây Nguyên, cho biết thế mạnh kinh tế nông nghiệp của 2 vùng?

Bước 2: HS quan sát lược đồ và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tình hình sản xuất một số cây CN lâu năm của TDMNBB và Tây Nguyên (15 phút)

a) Mục đích:

- So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng chè và cà phê ở hai vùng

- Lí giải nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về sản xuất 2 vùng

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác bảng số liệu để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính:

Bài tập 1

- Vùng Tây Nguyên có diện tích trống cây công nghiệp lớn hơn vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ gấp khoảng 9 lần.

- Cây chè, cà phê được trồng cả hai vùng. Cây cao su, điều, hồ tiêu chỉ trồng được ở Tây Nguyên.

- Vùng Tây Nguyên trồng nhiều cà phê. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng nhiều nhất là cây chè.

- Vùng Tây Nguyên có diện tích cà phê trồng 480.800 ha chiếm 85,1% diện tích của cả nứớc. Sản lượng 761,6 nghìn tấn chiếm 90,6% sản lượng cà phê của cả nước. Trong khi đó cây chè chỉ chiếm 24,6% về diện tích và 27,1% về sản lượng

- Vùng Trung Du và miền núi Bắc bộ có diện tích trồng chè chiếm 68,8% diện tích của cả nước, chiếm 62,1% sản lượng. Còn cây cà phê mới bắt đầu được phát triển

- Do đặc điểm khí hậu và đất đai giữa hai vùng khác nhau.

- Thị trường xuất khẩu cà phê: Khối các nước EU, Nhật Bản, Trung Quốc…

- Các thương hiệu chè nổi tiếng: Chè San (Hà Giang) Mộc Châu (Sơn La), chè Tân cương (Thái Nguyên)…

- Thị trường xuất khẩu chè: EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc.

- Để phát triển việc trông cây công nghiệp lâu năm 2 vùng mở rộng diện tích bằng cách phá rừng. Điều đó làm mất một số diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ của rừng thụt giảm.

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Địa 9 bài 31: Vùng Đông Nam Bộ theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án

  • Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 30: Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
  • Giải bài tập SBT Địa lý 9 bài 30: Thực hành so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
14 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm