Giáo án Địa 9 bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ theo Công văn 5512

Admin
Admin 14 Tháng một, 2021

Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ theo Công văn 5512

Giáo án Địa 9 bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ theo Công văn 5512 được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

  • Kế hoạch bài dạy theo mẫu công văn 5512
  • Kế hoạch giảng dạy môn Ngữ văn 9 theo công văn 5512

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

 

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội .

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội .

- Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng Bắc Trung Bộ.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng Bắc Trung Bộ. Phân tích bản đồ tự nhiên của vùng để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường và phòng chống thiên tai

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Ý thức được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Chăm chỉ: Tìm hiểu các đặc điểm tài nguyên thiên nhiên và dân cư của vùng.

- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những khu vực thường xuyên chịu nhiều thiên tai.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ

- Một số tranh ảnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về vùng Bắc Trung Bộ.

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát một số tranh ảnh về các di tích lịch sử, văn hóa, tự nhiên của vùng và đoán tên địa điểm du lịch.

c) Sản phẩm:

HS nêu được các địa điểm du lịch: Thành nhà Hồ, Kinh đô Huế, Động Phong Nha

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh về các di tích lịch sử, văn hóa, tự nhiên của vùng: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết đây là những địa điểm du lịch nổi tiếng nào?

Giáo án Địa 9 bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ theo Công văn 5512

Giáo án Địa 9 bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ theo Công văn 5512

Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời.

Bước 3: HS báo cáo kết quả (một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét)

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài

Nằm giữa hai vùng kinh tế trọng điểm BB và miền Trung là vùng BTB. Vùng có tầm quan trọng trong sự liên kết Bắc – Nam và liên kết về mọi mặt giữa Việt Nam và Lào. Đây cũng là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tự nhiên và dân cư của vùng BTB.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí, giới hạn lãnh thổ (10 phút)

a) Mục đích:

- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng BTB.

- Nêu được ý nghĩa của VTĐL đối với việc phát triển KT-XH.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Diện tích: 51513 km2

- Lãnh thổ hẹp ngang

- Tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ; đồng bằng sông Hồng.

+ Phía Nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía đông giáp biển.

+ Phía Tây giáp Lào.

- Ý nghĩa: Cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông và ngược lại, của ngõ hành lang Đông- Tây của tiểu vùng sông Mê Công

c) Sản phẩm: HS Trả lời và xác định các câu hỏi sau:

- Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích là 51513 km2.

- Vùng Bắc Trung Bộ gồm những tỉnh/thành phố: HS xác định trên lược đồ.

- Đặc điểm và xác định vị trí địa lí của vùng trên bản đồ: Vùng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang.

- Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng: Là cầu nối giữa Bắc Bộ với các vùng phía Nam. Là cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mê Công ra biển

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu hs đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 23.1 trả lời các câu hỏi:

- Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích là bao nhiêu?

- Vùng Bắc Trung Bộ gồm những tỉnh thành phố nào?

- Nêu đặc điểm và xác định vị trí địa lí của vùng trên bản đồ?

- Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS lên bảng xác định và trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

Với đặc điểm VTĐL như vậy mở ra triển vọng và khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế - văn hóa với các vùng trong nước và các nước trên thế giới

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Địa 9 bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo) theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án

  • Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
  • Giải VBT Địa Lý lớp 9 bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm