Giáo án Địa 9 bài 15: Thương mại và du lịch theo Công văn 5512

Admin
Admin 19 Tháng một, 2021

Bài 15: Thương mại và du lịch theo Công văn 5512

Giáo án Địa 9 bài 15: Thương mại và du lịch theo Công văn 5512 được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

 

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt:

Biết được các đặc điểm phát triển và phân bố ngành thương mại và du lịch nước ta.

- Chứng minh và giải thích được tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất nước ta.

- Nắm được nước ta có tiềm năng du lịch khá phong phú và ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích biểu đồ về sự phát triển ngành thương mại.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ thương mại và du lịch để xác định các trung tâm thương mại và các địa điểm du lịch của Việt Nam.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Liên hệ thực tế địa phương đang sống.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Yêu thích thiên nhiên và bảo vệ môi trường

- Chăm chỉ: Phân tích sự phát triển ngành thương mại và du lịch.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Biểu đồ tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

- Bản đồ du lịch Việt Nam

- Một số hình ảnh về hoạt động thương mại , du lịch của Việt Nam

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- HS tri giác, chú ý tập trung, tìm hiểu và nắm bắt được đặc điểm của ngành thương mại và dịch vụ của nước ta và liên hệ được với tình hình thực tế tại địa phương

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát ảnh và liên tưởng tới nội dung bài học

c) Sản phẩm:

HS trình bày được các hoạt động trong ảnh và liên hệ địa phương.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV Giao nhiệm vụ: Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về chợ, siêu thị, yêu cầu học sinh cho biết: Đây là hoạt động gì? Ở địa phương em hiện nay ra sao?

Bước 2: HS quan sát tranh ảnh và suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Bước 3: Gọi HS báo cáo kết quả, các HS khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài .

Đặc điểm của ngành thương mại và du lịch là nó không trực tiếp làm ra của cải, vật chất cho xã hội nhưng nó gián tiếp thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển nhanh mạnh hơn. Vậy, tình hình phát triển của ngành thương mại và du lịch ở nước ta hiện nay ra sao chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngành Nội thương ( 10 phút)

a) Mục đích:

Biết được đặc điểm và phân bố ngành nội thương.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và kiến thức thực tế để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính:

I. Thương mại

1. Nội thương

- Phát triển mạnh, không đều giữa các vùng

- Cả nước là 1 thị trường, hệ thống các chợ hoạt động tấp nập

- Có nhiều thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân khá phát triển.

- Hà Nội và TP HCM là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn, đa dạng nhất nước ta

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi sau:

+ Đặc điểm phát triển của ngành nội thương ở nước ta: Tập trung nhiều ở TP. HN, TP. HCM, ĐBSCL. Vì ở đây có vị trí địa lí thuận lợi, tập trung nhiều tài nguyên du lịch, đặc biệt kinh tế phát triển và dân số đông.

+ Tại sao nội thương kém phát triển ở Tây Nguyên và một số vùng khác nhưng lại phát triển mạnh ở các thành phố, đồng bằng: Do khu vực Tây nguyên kinh tế kém phát triển và dân số ít,…

+ Tình hình phát triển của ngành nội thương ở quê hương em: HS trình bày theo hiểu biết của mình.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 15.1, 15.2. 15.3 trong SGK trang 56, 57; hình 15.4, 15.5 trong SGK trang 58 sau đó trao đổi theo hình thức cặp đôi và trả lời các câu hỏi:

+ Cho biết đặc điểm phát triển của ngành nội thương ở nước ta.

+ Tại sao nội thương kém phát triển ở Tây Nguyên và một số vùng khác nhưng lại phát triển mạnh ở các thành phố, đồng bằng...

+ Em hãy cho biết tình hình phát triển của ngành nội thương ở quê hương em hiện nay ra sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp; các HS, nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngành Ngoại thương ( 10 phút)

a) Mục đích:

Tìm hiểu đặc điểm và phân bố ngành ngoại thương.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính:

2. Ngoại thương

- Xuất khẩu

+ Nông, lâm, thuỷ sản

+ Hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp

+ Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

- Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi:

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Địa 9 bài 16: Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo Công văn 5512 

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm