Bài giảng Ca Huế trên sông Hương

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 03 Tháng tư, 2017

Bài giảng điện tử Ngữ văn 7

Bài giảng Ca Huế trên sông Hương thuộc môn Ngữ Văn lớp 7 là bài bút kí của tác giả Hà Ánh Minh. Tác phẩm không chỉ giới thiệu về nguồn gốc những làn điệu dân ca mà còn tả cảnh nghe ca Huế trong một đêm trăng tuyệt đẹp. Bài giảng Ca Huế trên sông Hương sẽ giúp các thầy cô chuẩn bị một tiết học hiệu quả nhất. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo.

Bài giảng Quan Âm Thị Kính

Bài giảng Đức tính giản dị của Bác Hồ Ngữ văn 7

Bài 28 (tuần 29)

Tiết 113

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

I/ Mục tiêu cần đạt:

  • Giúp HS: Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.

II/ Tiến trình lên lớp:

1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:

Qua bài những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu có thể khái quát như thế nào về hai nhân vật đối lập – tương phản: Toàn quyền Va-ren và PBC? Việc để cụ Phan hoàn toàn im lặng trong suốt cuộc gặp gỡ với Va-ren trong nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, có nghĩa gì?

3/ Tổ chức Đọc – hiểu văn bản:

Hoạt động của GV – HS Nội dung

Hđ 1: Đọc bài và tìm hiểu chú thích
Hđ 2: Tìm hiểu văn bản.

- Trước khi học bài này, em đã biết gì về cố đô Huế? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết.

- Yêu cầu HS thống kê theo hai bảng: Bảng 1 ghi tên các làn điệu dân ca Huế và bảng 2 được ghi tên các nhạc cụ được nhắc tới trong bài văn.

- Em có nhớ hết tên các làn điệu dân ca huế, các dụng cụ âm nhạc được nhắc tới và đã chú thích trong bài văn không? Điều này có ý nghĩa gì?

- Tìm trong bài viết một số làn điệu dân ca Huế có đặc điểm nổi bật.

- Đoạn văn nào cho ta thấy tài nghệ chơi đàn của các ca Công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ.

- Cách nghe ca Huế trong bài văn có gì độc đáo (khác với nghe qua băng ghi âm hoặc xem băng hình).

Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo và thơ mộng – Ca dao dân ca nói chung chỉ sống thật sự trong không gian thật của nó.

Nghe và nhìn trực tiếp các ca Công: Cách ăn mặc, cách chơi đàn.

- Ca Huế được hình thành từ đâu?

- Đặc điểm nổi bật của nhạc dân gian, nhạc cung đình, nhã nhạc?

- Tại sao ca Huế vừa sôi nổi vui tươi, vừa trang trọng uy nghi?

- Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thứ tao nhã?

I/ Giới thiệu:

- Thể loại: Bút kí.
- Bài văn tả cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên dòng sông Hương thơ mộng và giới thiệu về những làn điệu dân ca Huế.

II/ Tìm hiểu văn bản:

1/ Vẻ đẹp phong phú đa dạng của làn điệu dân ca Huế.

a/ Đặc điểm nổi bật của các làn điệu dân ca Huế.

- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: Buồn bã.

- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp,...náo nức, nồng hậu tình người.

- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,...thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.

- Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: Buồn man mác, bi ai, thương cảm, vương vấn.

- Tứ đại cảnh: không vui, không buồn

b/ Các nhạc cụ:

Đàn thanh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo và cặp sanh.

2/ Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương:

- Trăng lên, gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng, con thuyền bồng bềnh.

- Sóng vỗ ru mạn thuyền, gợn vô hồi xa mãicùng những tiếng đàn réo rắt du dương.

- Hình ảnh các ca Công trẻ tuổi, duyên dáng với chiếc áo dài Huế – quê hương của chiếc áo dài VN.

03 Tháng tư, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!