Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 63: Năm tháng và mùa
Giáo án Tự nhiên xã hội 3
Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 63: Năm tháng và mùa giúp thầy cô hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về môn Tự nhiên lớp 3 được TimDapAntổng hợp và sưu tầm giới thiệu tới quý thầy cô nhằm hỗ trợ giảng dạy được tốt nhất.
Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 61: Mặt Trời là vệ tinh của Trái Đất
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.
2. Kĩ năng: Biết trái đất quay một vòng được 365 ngày (trung bình).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* MT: Giúp học sinh bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
- Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước. - Nhận xét. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (12 phút) |
- Hát đầu tiết. - 2 em lên kiểm tra bài cũ.
- Nhắc lại tên bài học. |
* Mục tiêu: biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, một năm thường có 365 ngày. |
|
* Cách tiến hành: |
|
Bước 1: |
|
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các gợi ý: |
- HS trong nhóm dựa vào vốn hiểu biết và quan sát lịch, thảo luận theo các câu hỏi gợi ý. |
+ Một năm thường có bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng ? |
|
+ Số ngày trong các tháng có bằng nhau không? |
|
+ Những tháng nào có 32 ngày, 30 ngày, 28 hoặc 29 ngày? |
|
Bước 2: |
|
- GV gọi vài HS trả lời câu hỏi trước lớp. |
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. |
- GV mở rộng cho các em biết: Có những năm, tháng 2 có 28 ngày nhưng cũng có năm, tháng 2 lại có 29 ngày, năm đó người ta gọi là năm nhuận, và năm nhuận có 366 ngày. Thường cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận. |
- HS lắng nghe. |
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 122 và giảng cho HS biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. |
- HS quan sát tranh và nghe. |
- GV hỏi: Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao vòng ? |
|
* MT: Giúp học sinh bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật. |
|
b. Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo cặp (10 phút) |
|
* Mục tiêu: Biết một năm thường có bốn mùa. |
|
* Cách tiến hành: |
|
Bước 1: |
|
- GV yêu cầu HS làm việc với nhau theo ý: |
- HS làm việc theo cặp theo gợi ý. |
+ Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình 2 trang 123 trong SGK, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Băc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. |
|
+ Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12. |
|
- Đối với HS khá giỏi, có thể yêu cầu thêm: |
|
+ Tìm vị trí của Việt Nam và trên quả địa cầu. |
|
+ Khi Việt Nam là mùa hạ thì ở Ô - xtrây - li - a là mùa gì? Tại sao? |
+ Việt Nam ở Bắc bán cầu, Ô - xtrây - li - a ở Nam bán cầu, các mùa ở Việt Nam và Ô - xtrây - li - a trái ngược nhau. |
Bước 2: |
|
- GV gọi một số HS lên trả lời trước lớp. |
- HS lên trả lời trước lớp. |
- GV hoặc HS khác sửa chữa và hoàn chỉnh câu trả lời. |
|
Kết luận: Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.. |
|
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau. |