Giáo án Ngữ văn 9 bài: Ôn tập phần Tiếng Việt
Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9
Giáo án Ngữ văn 9 bài: Ôn tập phần Tiếng Việt được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
- Giáo án Ngữ văn 9 bài: Tổng kết về từ ngữ địa phương
- Giáo án Ngữ văn 9 bài: Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Giáo án Ngữ văn 9 bài: Biên bản
- Giáo án Văn 9: Ôn tập phần Tiếng Việt theo Công văn 5512
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1- Kiến thức: Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý.
2 - Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hoá một số kiến thức về phần Tiếng Việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, Đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
3- Thái độ: Sử dụng tốt các nội dung vào nói và viết.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách GK, giáo án
- HS: Đọc trước bài, soạn bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG |
* Hoạt động 1:Hệ thống hoá kiến thức Khởi ngữ và thành phàn biệt lập. - GV: gọi HS nhắc lại khỏi niệm khởi ngữ. - HS: Phát biểu - GV: Yêu cầu HS kể tên các thành phần biệt lập đã học. - HS: Phát biểu. - GV: Nhận xét, nhắc lại khái niệm từng thành phần.
* Hoạt động 2: Liên kết câu và đoạn văn - GV: Nêu các phép liên kết câu, đoạn văn? - HS: phát biểu.
* Hoạt động 3: Nghĩa tường minh và hàm ý. - GV: Yêu cầu HS nhắc lại khỏi niệm. - HS: Phát biểu. - GV: Nhận xét, gọi HS nêu điều kiện sử dụng hàm ý. - HS: + Người nói có ý thức đưa hàm ý. + Người nghe có khả năng giải đoán hàm ý. GV: Nhận xột
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
- Giáo viên tổ chức cho h/s ôn tập khái niệm ?Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây là thành phần gì của câu. - HS trình bày, nhận xét. - GV tổng kết
?Ghi kết quả vào bảng tổng kết?
? Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Bến quê”của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ, một câu chứa thành phần tình thái?
GV: Mỗi thành phần biệt lập trong các câu văn sau đều có tác dụng đối với việc diễn đạt nội dung ý nghĩa của câu. Hãy nối mỗi dòng của cột trái với một dòng của cột phải sao cho phù hợp.
Giáo viên đánh giá chất lượng bài làm của học sinh |
I/ Hệ thống hóa kiến thức 1/ Khởi ngữ và các thành phần biệt lập. a/ Khởi ngữ: Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
b/ Các thành phần biệt lập. - Thành phần tình thái. - Thành phần cảm thán. - Thành phần gọi- đáp. - Thành phần phụ chú. 2/ Liên kết câu và liên kết đoạn văn. a/ Nội dung: - Liên kết chủ đề. - Liên kết lô- gic. b/ Hình thức - Phép lặp từ ngữ. - Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng. 3/ Nghĩa tường minh và hàm ý. a/ Khái niệm. - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu. - Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. b/ Điều kiện sử dụng hàm ý: - Người nói có ý thức đưa hàm ý. - Người nghe có khả năng giải đoán hàm ý. II. luyện tập Bài tập 1: a) “Xây cái lăng ấy “ – Khởi ngữ b) “Dường như “- Thành phần tình thái . c) “Những người con gái …nhìn ta như vậy “- Thành phần phụ chú d) “Thưa ông “- Thành phần gọi đáp. ”Vất vả quá “- Thành phần cảm thán. *Học sinh điền vào bảng tổng kết . Bài tập 2: Học sinh viết đoạn văn. Giáo viên +Học sinh kiểm tra, sửa chữa. VD: Bến quê (KN - truyện làm ta xúc động về tình cảm của con) người. Có lẽ (TT), ở độ từng trải, con người ta mới có được những tình cảm ấy… Bài tập 2: (bồ sung) |
Tiết 2 * Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập - Giáo viên tổ chức cho h/s làm bài tập tiếp. ?Cho biết các phép liên kết trong các đoạn trích a,b,c? ?Chỉ rõ những từ ngữ thực hiện phép liên kết đó? - HS trình bày, nhận xét. - GV tổng kết
?Đọc truyện cười ở bài tập 1, cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói được in đậm ở cuối truyện ? - HS trình bày, nhận xét. - GV tổng kết ?Tìm hàm ý của các câu in đậm , cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào? - HS trình bày, nhận xét. - GV tổng kết
? Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nối và phép thế? - HS trình bày, nhận xét. - GV tổng kết
? Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các thành phần biệt lập và thành phần cảm thán? - HS trình bày, nhận xét. - GV tổng kết |
II. luyện tập 1.Bài tập 3: a) Nhưng, nhưng rồi, và: Phép nối. - Mưa, tôi: phép lặp. - Mưa, mưa đá, ướt, gió: Phép liên tưởng. b) –Cô bé. Nó: Thế. c)- Thế: phép thế. - Cười kháy, một người… không biết đến tôi: Phép lặp. - Bất bình, khinh bỉ, cười kháy: Liên tưởng. 2. Bài tập 4: SGK.
Học sinh đọc truyện. - Người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý) với người nhà giàu rằng: “Địa ngục là chỗ của các ông”. 3. Bài tập 5: SGK a) Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp. -> Đội bóng huyện chơi không hay. - Tôi không muốn bình luận về việc này. Người nói cố gắng vi phạm phương châm quan hệ. b) Hàm ý của câu in đậm là “tớ chưa báo cho Nam và Tuấn”. - Người nói có ý vi phạm phương châm về lượng. 4. Bài tập 6: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nối và phép thế:
5. Bài tập 7: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các thành phần biệt lập và thành phần cảm thán: |
4. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Tại sao gọi các thành phần (…) là các thành phần biệt lập?
*HD: Chuẩn bị bài viết số 7.