Giáo án Ngữ văn 9 bài: Hai người lính

Admin
Admin 22 Tháng mười, 2017

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài: Hai người lính được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

  • Nhận thức được vẻ đẹp giàu nhân bản của người lính cách mạng.
  • Giọng kể khai thác chiều sâu tâm lí nhân vật.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu một văn bản địa phương.

3. Thái độ: Thái độ yêu quý tác phẩm văn học của địa phương mình.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Sách GK, giáo án
  • HS: Đọc trước bài, soạn bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Vào bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ1: Đọc - hiểu chú thích:

- HD đọc, đọc

?Từ phần chú thích, em hãy trình bày sơ nét về tác giả Chu Hồng Hải?

?Từ phần chú thích, SGK, em hãy cho xuất xứ của văn bản?

*HĐ2: Đọc - hiểu văn bản:

*Nội dung:

?Hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ giữa Tư và Ba?

?Trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và tình cờ như vậy, tâm trạng của hai nhân vật được thể hiện như thế nào?

?Nhân vật Tư được giới thiệu xuất thân như thế nào? Và với nỗi niềm như thế nào?

?Nhân vật Ba được giới thiệu về thân thế, gia đình như thế nào?

?Suy nghĩ về cuộc sống ra sao?

?Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ tâm lí nhân vật?

?Nhận xét về giọng văn kể chuyện?

*Ý nghĩa văn bản:

Văn bản cho ta suy nghĩ về vấn đề gì?

I. Đọc - hiểu chú thích:

1. Đọc - từ khó (SGK)

2. Tác giả:

Chu Hồng Hải (1953- 1995), quê quán Tây Ninh, nguyên Chi hội trưởng Chi hội Văn học- Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Long An.

3. Tác phẩm:

- Tác phẩm được giải thưởng cuộc thi sáng tác truyện ngắn do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức.

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Nội dung:

a. Hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ:

- Hoàn cảnh: tình cờ, éo le (Tư không dám gặp vợ và con, ngủ lại nhà thầy Ba, người đang giúp đỡ vợ con mình)

b. Tâm trạng của nhân vật:

- Nhân vật Tư:

+Là lính nguỵ học tập ra chưa đầy một tháng.

+Với nỗi niềm mong gặp lại vợ con nhưng không dám (Với cánh tay chống mép bàn tê nhức, và cặp chân duỗi thẳng, mỏi ê chề).

+Với nỗi niềm ân hận về những gì mình đã gây ra cho nhân dân và gia đình anh Ba, có ý nghĩ tự sát (Tôi đã có nghĩ tới cách đó rồi anh)

- Nhân vật Ba:

+Là chiến sĩ giải phóng, là thầy giáo, vơ con anh chết trận.

+Giúp đỡ tận tình mẹ con Liên và Cưng.

+Có suy nghĩ về cuộc sống hết sức ý nghĩa thể hiện cách nhìn tiến bộ, hướng tới tương lai “Không có vở tuồng đời nào hết ráo! Chỉ có cuộc đời… Đúng thế! Chỉ có cuộc sống mới đang tiếp diễn…và lối nhìn ra nó sai hay đúng theo quan điểm của mỗi một người thôi…”

2.Nghệ thuật:

- Khắc hoạ tâm lí nhân vật qua suy nghĩ và lời nói.

- Giọng văn kể chuyện nhẹ nhàng, sâu sắc.

3.Ý nghĩa văn bản:

Nhận thức được vẻ đẹp giàu nhân bản của người lính cách mạng.

IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Tâm trạng của hai nhân vật Ba?

*HD: Học bài, làm bài tập (câu hỏi 2), chuẩn bị bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!