Giáo án Ngữ văn 9 bài 55: Ôn tập Tiếng Việt

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài 55: Ôn tập Tiếng Việt được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

  • Các phương châm hội thoại.
  • Xưng hô trong hội thoại
  • Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp

2. Kĩ năng: Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

3. Thái độ: Vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào giao tiếp hợp lí, hiệu quả.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Sách GK, giáo án
  • HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Vào bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ1: Các phương châm hội thoại.

1. Ôn lại nội dung của các phương châm hội thoại

HD HS hình thành sơ đồ

2. GV cho HS kể một số tình huống giao tiếp? Trong đó có một số tình huống không tuân thủ pc hội thoại?

+ Những trường hợp vi phạm pc hội thoại:

- Người nói vô ý, vụng về, thiếu VH giao tiếp.

- Phải ưu tiên cho 1 pc hội thoại quan trọng hơn

- Người nói muốn hướng người nghe hiểu câu nói theo một nghĩa hàm ẩn nào đó.

(Tham khảo các tình huống SGV)

Tiết 2

*HĐ2: Xưng hô trong hội thoại:

1. Ôn từ ngữ xưng hô và cách dùng chúng.

2. BT: Trong TV xưng hô thương tuân theo pc “xưng khiêm hô tôn”. Em hiểu pc đó ntn? Cho VD?

Phương châm: Xưng khiêm hô tôn (khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính)

- Những từ ngữ xưng hô thể hiện rõ pc này:
Từ ngữ xưng hô thời trước: bệ hạ - bần tăng, bần sĩ.

Từ ngữ xưng hô thời nay: quí ông, quí anh, quí bà, quí cô…

Trong nhiều trường hợp người nói bằng tuổi hoặc lớn tuổi nhưng vẫn xưng em, gọi anh, bác…

3. Thảo luận vấn đề: Vì sao trong TV phải chú ý đến từ ngữ xưng hô?

- Trong TV có một hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, đa dạng. Tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp (thân mật hay xã giao) và mối qhệ giao tiếp (thân hay sơ, khinh hay trọng…) mà chọn từ ngữ xưng hô cho hợp lí -> đạt kết quả giao tiếp như mong muốn hay giao tiếp không tiến triển được nữa.

- Trong TV để xưng hô thường dùng: Đại từ xưng hô; DTừ chỉ qhệ thân thuộc; DT chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng.

*HĐ3: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:

1. Ôn khái niệm

2. BT:

Trong lời đối thoại

Trong lời dẫn gián tiếp

Từ xưng hô

Tôi (I) chúa công (II)

Nhà vua (III) vua Quang Trung (III)

Từ chỉ địa điểm

Đây

Lược bỏ

Từ chỉ thời gian

Bây giờ

Bấy giờ

I. Các phương châm hội thoại

1. Ôn nội dung:

- Sơ đồ các PCHT

2. Những trường hợp vi phạm pc hội thoại:

- Người nói vô ý, vụng về, thiếu VH giao tiếp.

- Phải ưu tiên cho 1 pc hội thoại quan trọng hơn

- Người nói muốn hướng người nghe hiểu câu nói theo một nghĩa hàm ẩn nào đó.

II. Xưng hô trong hội thoại:

1. Ôn lại từ ngữ xưng hô và cách dùng

2. BT “xưng khiêm- hô tôn”

Khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính

(Kiều Nguyệt Nga- LVT; Chị Dậu- cai lệ)

3. Thảo luận

Tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp (thân mật hay xã giao) và mối qhệ giao tiếp (thân hay sơ, khinh hay trọng…) mà chọn từ ngữ xưng hô cho hợp lí

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:

1.Ôn

2.BT

IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Nêu những từ ngữ mang đặc điểm chính trong nội dung các PCHT

*HD: Chuẩn bị bài Chiếc lược ngà.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!