Giáo án Ngữ văn 9 bài 2: Các phương châm hội thoại
Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9
Giáo án Ngữ văn 9 bài 2: Các phương châm hội thoại được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
- Lựa chọn, phân biệt cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại này.
3. Thái độ: Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách có văn hoá
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách GK, giáo án
- HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG |
*HĐ1: Tìm hiểu phương châm về lượng: - HS đọc các đoạn đối thoại SGK và trả lời các câu hỏi: - GDKNS: KT/phân tích tình huốngà nhận ra, hiểu phương châm về lượng trong giao tiếp. 1. Đoạn đối thoại 1- Câu hỏi 1: An. Cậu học bơi ở đâu vậy? (hỏi địa điểm) như ở bể bơi nào, sông biển…) Ba. Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu. -> Tớ tập bơi ở con sông đầu làng, ở bể bơi Sao Mai… → Không đúng nội dung 2. Truyện cười- Câu hỏi 2: - Lợn cưới Þ thừaà cười (khoe khoang) - Từ lúc tôi mặc cái áo mới -> …con lợn? –chẳng thấy… -> Thừa nội dung ?Qua hai bài tập tìm hiểu trên, em rút ra bài học gì khi giao tiếp, nói năng? -> HS trả lời -> ghi nhớ SGK *HĐ2: Tìm hiểu phương châm về chất: - HS truyện cười SGK và trả lời các câu hỏi: - GDKNS: KT/phân tích tình huốngà nhận ra, hiểu phương châm về chất trong giao tiếp. Truyện: Quả bí khổng lồ ?Truyện đề cập đến nội dung không có thật, đó là nội dung gì? - Quả bí to bằng cái nhà không có thật. - Cái nồi to bằng cái đình làng ?Truyện phê phán điều gì? Trong giao tiếp, có điều gì cần tránh? Þ Truyện phê phán tính khoác lác. Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đáng sự thật - - > Ghi nhớ *HĐ3: Luyện tập: GDKNS: thực hành có hướng dẫn -> phân biệt cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại này - BT1: BT2: a. Nói có sách mách có chứng b. Nói dối c. Nói mò d. Nói nhăng nói cuội. e. Nói trạng → Phương châm về chất - BT3: “Rồi có nuôi được không?”: thừa -> vi phạm phương châm về lượng - BT4: +a: Trong nhiều trường hợp, nhiều lí do, người nói muốn nói điều mà chưa có bằng chứng xác thực -> để không vi phạm phương châm về chất và báo người nghe biết là thông tin chưa được kiểm chứng xác thực +b: Trong giao tiếp, để nhấn mạnh, chuyển ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó,, hay giả địng mọi người đã biết -> nhằm đảm bảo phương châm về lượng, nhằm cảnh báo người nghe biết rằng việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của người nói. - BT5: - Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác - Ăn óc nói mò: nói không có căn cứ - Ăn không, nói có: vu khống, bịa đặt - Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, nhưng không có lí lẽ gì cả - Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương - Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực - Hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồng không thực hiện lời hứa -> Tất cả vi phạm phương châm về chất. Đây là điều tối kị trong giao tiếp, HS cần tránh |
I. Phương châm về lượng: Tìm hiểu ngữ liệu SGK: -> Bài học trong giao tiếp: + Nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu + Nội dung lời nói không được thừa, thiếu Ghi nhớ SGK II. Phương châm về chất: Tìm hiểu ngữ liệu SGK: -> Bài học trong giao tiếp: Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đáng sự thật Ghi nhớ SGK III. Luyện tập: - BT1: Vi phạm phương châm về lượng - BT2: Phương châm về chất - BT3: Vi phạm phương châm về lượng - BT4: +a: Để không vi phạm phương châm về chất +b: Để không vi phạm phương châm về lượng - BT5: -> Tất cả vi phạm phương châm về chất. Đây là điều tối kị trong giao tiếp, HS cần tránh |
IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ
* Củng cố: Thế nào là PCVL? PCVC? Cho VD?
* HD: Học bài, làm BT 4,5, xem bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh