Giáo án Ngữ văn 11 bài: Bài thơ số 28
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 11 bài: Bài thơ số 28 để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Ngữ văn 11 bài: Tiểu sử tóm tắt
Giáo án Ngữ văn 11 bài: Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt
Giáo án Ngữ văn 11 bài: Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được quan niệm của nhân vật trữ tình về tình yêu: tình yêu là sự hiểu biết, hòa điệu giữa hai con người, là sự hiến dâng và tự nguyện..
- Thấy được kiểu cấu trúc của thơ sóng đôi.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ: Giáo dục văn hóa tình yêu tuổi trẻ.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động dạy học:
- Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
1.2. Phương tiện: Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Hs chủ động tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk.
C. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Tôi yêu em”
- Phân tích sự cao thượng chân thành trong tình yêu của Pu-skin?
3. Bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs |
Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs đọc hiểu khái quát. Hs đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi - Vai trò và vị trí của Tagor trong nền văn học Ấn Độ và thế giới?
- Những điểm nổi bật về sự nghiệp văn học của Tagor?
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu chi tiết. Đọc văn bản và trả lời - Hình ảnh so sánh trong câu thơ đầu thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu?
- Đoạn thơ sử dụng kiểu cấu trúc gì? Nhằm mục đích gì? - Qua việc sử dụng hình ảnh so sánh tác giả muốn nói gì về cuộc đời về trái tim?
- Nhận xét về nghệ thuật và nội dung bài thơ?
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn hs tổng kết. |
I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - R.Ta-go (1861 – 1941) là nhà văn nhà văn hóa lớn của Ấn Độ - có những cống hiến quan trọng cho văn hóa Ấn Độ, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình và hữu nghị. - Sự nghiệp: khổng lồ, nhiều lĩnh vực xuất sắc: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, tiểu luận, triết học, nhạc, họa. - Tập thơ Dâng được giải Nôben 1913. 2. Tác phẩm: - Xuất xứ bài thơ: In trong tập Người làm vườn _ là bài thơ tình nổi tiếng. II. Đọc- hiểu văn bản: A. Nội dung: 1. Niềm khao khát của người con gái khi yêu - Hình ảnh ánh mắt em được so sánh như trăng kia … -> Tình yêu được khám phá bằng đôi mắt -> biểu hiện của sự khát khao hiểu biết và hòa hợp Chàng trai bày tỏ lòng mình - Anh để cuộc đời anh… không dấu -> có thể em không hiểu gì -> những biểu hiện bên ngoài chỉ là thứ yếu – điều cốt yếu bên trong là tâm hồn. 2. Những đặc trưng của cuộc đời, trái tim và tình yêu - Nghệ thuật: Ÿ lối cấu trúc giả định rồi phủ định -> kết luận Ÿ Dùng hình ảnh so sánh: viên ngọc, đá hoa với trái tim; lạc thú, khổ đau với tình yêu. Ÿ cách nói nghịch lí: anh không dấu >< em không biết gì - Nội dung: sự phức tạp, bao la, vô tận và bí ẩn của cuộc đời, trái tim và sự vô biên của tình yêu. -> trái tim là thế giới bí ẩn không có biên giới – tình yêu có nhiều cung bậc, mâu thuẫn. B. Nghệ thuật: Kiểu cấu trúc sóng, thơ giàu tính trí tuệ, sử di\ụng nhiều hình ảnh. C. Ý nghĩa văn bản: Khẳng định mối quan hệ giữa tình yêu và đời sống con người, sự huyền diệu, bí ẩn đòi hỏi phải khám phá. III. Tổng kết - Bài thơ giàu tính triết lý, hướng về cái vô tận, chime nghiệm chiều sâu thế giới tâm hồn con người. - Tình yêu là vô biên, không có giới hạn. Muốn có hạnh phúc phải biết khám phá, hiểu biết, hòa hợp và tin yêu. |
4. Củng cố: hệ thống hóa kiến thức.
5. Dặn dò: soạn bài mới: Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt.