Giáo án môn Sinh học lớp 11 bài 7

Admin
Admin 27 Tháng mười một, 2018

Giáo án môn Sinh học học lớp 11

Giáo án môn Sinh học lớp 11 bài 7: Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Sau khi học xong bài này học sinh cần:

- Làm được thí nghiệm phát hiện thoát hơi nước ở 2 mặt lá.

- Làm được các thí nghiệm để nhận biết sự có mặt của các nguyên tố khoáng đồng thời vẽ được hình dạng đặc trưng của các nguyên tố khoáng.

II. CHUẨN BỊ.

Thí nghiệm 1:

- Cây có lá nguyên vẹn.

- Cặp nhựa hoặc gỗ.

- Giấy lọc.

- Đồng hồ bấm tay.

- Dung dịch coban clorua 5 %.

- bình hút ẩm.

Thí nghiệm 2:

- Hạt lúa đã nảy mầm 2 - 3 ngày.

- Chậu hay cốc nhựa.

- Thước nhựa có chia mm.

- Tấm xốp đặt vừa trong lòng chậu có khoan lỗ.

- Ống đong dung tích 100ml.

- Đũa thủy tinh.

- hóa chất: Dung dịch dinh dưỡng (phân NPK) 1g/lit.

III. NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH.

- Chia lớp thành 4 nhóm:

Thí nghiệm 1: So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá.

- Dùng 2 miếng giấy có tẩm coban clorua đã sấy khô đạt lên mặt trên và mặt đưới của lá.

- Đặt tiếp 2 lam kính lên cả mặt trên và mặt đưới của lá, dùng kẹp, kẹp lại.

- Bấm đồng hồ để tính thời gian giấy chuyển từ màu xanh sang màu hồng.

Thí nghiệm 2: Ngiên cứu vai trò của phân bón NPK.

- Mỗi nhóm 2 chậu:

+ Một chậu TN (1) cho vào dung dịch NPK.

+ Một chậu đối chứng (2) cho vào nước sạch.

Cả 2 chậu đều bỏ tấm xốp có đục lỗ, xếp các hạt đã nảy mầm vào các lỗ, rễ mầm tiếp xúc với nước.

- Tiến hành theo dõi cho đến khi thấy 2 chậu có sự khác nhau.

IV. Thu hoạch:

Mỗi HS làm một bản tường trình, theo nội dung sau:

Thí nghiệm 1: Bảng ghi tốc độ thoát hơi nước của lá tính theo thời gian

Nhóm

Ngày, giờ

Tên cây, vị trí

của lá

Thời gian chuyển màu của giấy

coban clorua

Mặt trên

Mặt dưới

Giải thích vì sao có sự khác nhau giữa 2 mặt lá

Thí nghiệm 2

Tên cây

Công thức TN

Chiều cao cây (cm/cây)

Nhận xét

Mạ lúa

Đối chứng (nước)

Thí nghiệm (dung dịch NPK)


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!