Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 73
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 73: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Những yêu cầu sử dụng đúng tiếng Việt theo các chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, về từ ngữ, về ngữ pháp, về phong cách ngôn ngữ.
- Những yêu cầu sử dụng hay để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng tiếng Việt theo đúng chuẩn mực ngôn ngữ
- Sử dụng sáng tạo linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ
- Phát hiện và phân tích, sửa lỗi về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói và viết, có ý thức gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn hs trao đổi - thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Chúng ta đã có nhiều tiết tìm hiểu về các lỗi trong sử dụng tiếng Việt và tìm cách sửa chữa. Song thực tế ở các bài làm văn của các em vẫn tồn tại rất nhiều lỗi. Hôm nay, chúng ta lại tiếp tục trở lại những vấn đề trên.
Hoạt động của GV&HS |
Nội dung kiến thức cơ bản |
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới GV HD HS tìm hiểu mục I. Yêu cầu hs đọc, thảo luận và làm các bài tập trong sgk. Gv nêu các VD khác: iên " yên, lo ấm " no ấm, câu truyện " câu chuyện, chuyện ngắn" truyện ngắn,... Hs đọc và làm bài tập a. Gv giải nghĩa các từ: + Chót: cuối cùng. + Chót lọt: xong xuôi, thường chỉ việc làm một công việc bất chính. + Truyền tụng (động từ): truyền miệng cho nhau rộng rãi và ca ngợi. + Truyền đạt (động từ): làm cho người khác nắm bắt được một vấn đề, kiến thức nào đó. Gv giải thích các từ: + Yếu điểm (d): điều quan trọng nhất. + Linh động (t): có tính chất động, có vẻ rất sống. " Sửa: sinh động. Hs phát biểu, thảo luận về các bài tập trong sgk. Hs phát biểu, thảo luận về các bài tập trong sgk. Gv bổ sung: Các từ ngữ trên ko thể dùng trong một lá đơn đề nghị dù mục đích lời nói của Chí Phèo cũng là bộc lộ ý cầu xin giống mục đích của một lá đơn đề nghị. Nhưng đơn đề nghị là văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính. Vì vậy cách dùng từ và diễn đạt phải là các từ ngữ, diễn đạt trung tính, chuẩn mực. VD: lời nói- “Con có dám nói gian thì trời tru đất diệt”; đơn đề nghị phải viết là “Tôi xin cam đoan điều đó là đúng sự thật”. Yêu cầu hs đọc và học phần ghi nhớ- sgk. |
I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt 1. Về ngữ âm và chữ viết a. Các lỗi sai về ngữ âm - Sai cặp phụ âm cuối c/t: giặc " giặt. - Sai cặp phụ âm đầu d/r: dáo " ráo. - Sai thanh điệu hỏi/ ngã: lẽ " lẻ, đỗi " đổi b. Sai do phát âm địa phương Dưng mờ " nhưng mà. Giời " trời. Bẩu " bảo. 2. Về từ ngữ a. Phát hiện và chữa lỗi từ ngữ + Từ sai " Sửa lại Chót lọt chót (cuối cùng). Truyền tụng truyền đạt. + Sai kết hợp từ: “chết các bệnh truyền nhiễm”, “bệnh nhân được pha chế”. " Sửa: Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược đã pha chế. b. Các câu dùng từ đúng Câu 2, câu 3, câu 4. 3. Về ngữ pháp a. Phát hiện và chữa lỗi ngữ pháp - Câu 1: Lỗi sai- ko phân định rõ trạng ngữ và chủ ngữ. " Sửa:+ Qua tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố... + Tác phẩm... - Câu 2: Lỗi sai- thiếu thành phần nòng cốt (cả câu mới chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài, chưa đủ các thành phần chính). " Sửa:+ Đó là lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.(thêm chủ ngữ) + Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích đã được biểu hiện bằng những hành động cụ thể. b. Câu sai: câu 1, do ko phân định rõ thành phần phụ đầu câu và chủ ngữ. - Các câu đúng: câu 2, câu 3, câu 4. c. Lỗi sai: các câu ko lôgíc. " Sửa: Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hòa thuận hạnh phúc cùng cha mẹ. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang thùy mị. Còn về tài, Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc. 4. Về phong cách ngôn ngữ - Câu 1: từ ko hợp phong cách- hoàng hôn chỉ dùng trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, ko phù hợp với phong cách ngôn ngữ hành chính " sửa: chiều (buổi chiều). - Câu 2: từ ko hợp phong cách- hết sức là "dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. " sửa: rất (vô cùng). b. Các từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: - Các từ xưng hô: bẩm, cụ, con. - Thành ngữ: trời tru đất diệt, một thước cắm dùi ko có. - Khẩu ngữ: sinh ra, có dám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn, kêu,... |