Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 71
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 71: Trả bài tập làm văn số 5 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Kiến thức: Hệ thống hóa những kiến thức và kĩ năng làm bài: Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Thấy rõ những ưu, nhược điểm trong bài viết thuyết minh, chủ yếu là bố cục, phương pháp, hành văn.
2. Kĩ năng: Tự đánh giá những ưu - nhược điểm trong bài làm của mình đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn những bài viết sau.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Tự giác về sửa chữa lại bài. Ý thức nỗ lực vươn lên trong học tập. Chăm chỉ, tự giác.Phương hướng phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, để tiến bộ hơn trong học kì sau. Có ý thức rèn luyện kĩ năng viết văn và yêu quý môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, hướng dẫn HS xây dựng dàn ý chuẩn xác, sửa lỗi trong bài viết cho HS.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình trả bài.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Các em đã viết bài làm văn số 5 ở nhà. Hôm nay là tiết trả bài. Để các em biết được kết quả của bài viết số 5, nhận ra ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình, từ đó phát huy và rút kinh nghiệm cho những bài viết sau, chúng ta đi vào bài học hôm nay: Trả bài làm văn số 5.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
||||||||||||||||||||
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành - GV nhắc lại đề bài. - HS nêu yêu cầu cơ bản về nội dung, hình thức cần đạt. GV điều chỉnh theo yêu cầu đúng. - HS có bài viết khá lập lại dàn ý căn bản. - GV cung cấp dàn ý căn bản. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 9 - 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, bố cục sáng rõ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, cảm nhận độc đáo, sâu sắc, sáng tạo. - Điểm 7- 8: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục hợp lí, có một số lỗi về diễn đạt - Điểm 5- 6: Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề. - Điểm 3 - 4: Hiểu đề chưa thấu đáo, bài làm còn chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy - Điểm 1- 2: Chưa hiểu đề, bài làm hoặc quá sơ sài, hoặc lan man, kiến thức thiếu chắc chắn, diễn đạt hạn chế - Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng Dựa vào phần trên yêu cầu hsinh tự nhận xét ưu - nhược điểm bài viết của mình. GV nhận xét chung về ưu nhược điểm bài viết của HS . Tổ chức sửa chữa lỗi bài viết * GV nêu lên các lỗi mà HS thường gặp. * GV hướng dẫn HS trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sửa chữa, khắc phục. * Ví dụ một số bài viết: - Hình thức bài viết chưa đẹp, chữ xấu: + 10A2: Bảo, Dũng… + 10A3: Tuyền, Thanh… +10A8: Đạt, Tú… - Dùng từ thuộc văn nói: rất chi là, rất là hay, cực kì, nhiều vô kể, đông khủng khiếp… - Viết câu sai ngữ pháp: Qua việc tham dự lễ hội Đền Hùng bồi dưỡng cho chúng ta ý thức uống nước nhớ nguồn. - Bài viết sơ sài, không có trọng tâm: + 10A2: Chung, Ngân… + 10A3: Cường, Hoan … + 10A8: Ngọc Anh, Hiếu… GV: Đọc những bài viết khá giỏi của học sinh => tuyên dương để học sinh khác học tập. + 10A2: Chinh. + 10A3: Trang. + 10A8: Phượng. GV trả bài. Hsinh xem bài, sửa chữa lỗi. GV tổng kết kết quả bài viết của học sinh. |
I – Đề bài * Đề: Viết một bài văn thuyết minh về lễ giỗ Tổ Hùng Vương. II - Yêu cầu cần đạt * Hình thức: - Nắm được kĩ năng, phương pháp làm văn thuyết minh để đạt được sự chuẩn xác và hấp dẫn. - Bố cục bài viết phải hợp lí. - Trình tự lập luận rõ ràng, mạch lạc. - Trình bày sạch sẽ, không mắc quá hai lỗi chính tả, diễn đạt. * Nội dung: a. Mở bài: (2 điểm) Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Được tổ chức trọng thể hằng năm. b. Thân bài: (6 điểm) - Thời gian: Vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm - Đền Hùng là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần. Gồm: cổng đền, đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Các công trình Đền quốc tổ Lạc Long Quân, Đền Mẫu Âu Cơ mới được xây dựng trong quần thể di tích. - Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động tín ngưỡng văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... - Trẩy hội Đền Hùng, thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam. III - Nhận xét 1. Ưu điểm - Đa số các em làm đúng kiểu bài, có sự vận dụng những hiểu biết về vấn đề. Nhiều cách giải quyết đưa ra hợp lí. - Phần lớn hsinh đã cố gắng làm bài, bài viết trình bày rõ ràng, sạch đẹp. 2. Nhược điểm - Chữ xấu, đặc biệt ở học sinh nam, chữ nghiêng về bên trái. Viết tắt. Tên riêng không viết hoa. - Có một số em chưa có sự hiểu biết về kiến thức xã hội khiến cho bài viết sơ sài, còn mắc lỗi diễn đạt. - Diễn đạt mang tính chất như văn nói. 3. Chữa lỗi cụ thể: (GV thống kê lỗi mà HS mắc phải và chữa lỗi trực tiếp trên bài HS). 4. Bài viết tiêu biểu - Bài viết tốt (7-8 điểm): + 10A2: Thanh, Chinh… + 10A3: Trang, Huyền Anh… + 10A8: Hải, Hà… - Bài viết đạt yêu cầu (5-6 điểm): + 10A2: Lâm, Cường… + 10A3: Quỳnh, Linh… + 10A8: Nhung, Hiệp…. - Bài viết yếu, kém (dưới 5): + 10A8: Vịnh. V.Trả bài - GV trả bài cho học sinh và dành thời gian để các em tự đọc, sửa chữa bài viết của mình và nêu những thắc mắc. - Tổng kết kết quả:
|