Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 35

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 35: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX được TimDapAnsưu tầm và tổng hợp để có thể chuẩn bị giáo án giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết: - Nắm vững các thành phần chủ yếu và các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX,

- Thông hiểu: - Nắm vững một số đặc điểm lớn về nội dung và hình thức của VH trung đại VN trong quá trình phát triển,

- Vận dụng thấp: Xác định, phân loại văn học trung đại với các thể loại văn học khác.

-Vận dụng cao: Biết vận dụng đặc trưng của các thể loại của văn học trung đại để phân tích những tác phẩm cụ thể.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực riêng:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1.

- Thiết kế bài giảng.

- Giáo án điện tử

2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn văn, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Việt Nam trung đại

a) Mục đích: Giúp học sinh nắm được hai thành phần chủ yếu của văn học Việt Nam trung đại.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: GV giao nhiệm vụ

GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm tìm hiểu một giai đoạn văn học theo các phương diện: bối cảnh lịch sử, đặc điểm nội dung và nghệ thuật, thành tựu, tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

Nhóm 1: Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV

Nhóm 2: Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.

Nhóm 3: Từ đầu thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

Nhóm 4: Nửa cuối thế kỉ XIX.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại vấn đề.

- GV gọi 1 HS đọc ngữ liệu III 1 (SGK T145).

- GV quan sát, định hướng.

- GV nhận xét và chốt lại nội dung bằng bảng phụ.

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Bước 4: GV nhận xét, chốt ý

GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức

III. Những đặc điểm lớn về nội dung văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

1. Chủ nghĩa yêu nước

- Là nội dung lớn xuyên suốt.

- Biểu hiện:

+ Gắn với tư tưởng “trung quân ái quốc”.

+ Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc.

+ Lòng căm thù giặc, xót xa bi tráng lúc nước mất nhà tan.

+ Tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù.

+ Biết ơn ca ngợi những người hi sinh vì nước.

+ Trách nhiệm khi xây dựng đất trong thời bình. + Tình yêu thiên nhiên.

* Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, (Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

2 . Chủ nghĩa nhân đạo

- Cũng là nội dung lớn xuyên suốt.

- Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo, từ VHDG, tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.

- Biểu hiện:

+ Lối sống “thương người như thể thương thân”.

+ Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người.

+ Khẳng định đề cao phẩm chất tài năng, những khát vọng chân chính (quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, công lí, chính nghĩa…) của con người

+ Cảm thông chia sẻ với số phận bất hạnh của con người.

* Tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều (Nguyễn Du) ,Cung Oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn)

3. Cảm hứng thế sự:

- Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về cuộc sống con người, về việc đời.

- Tác giả hướng tới hiện thực cuộc sống, xã hội đương thời để ghi lại “những điều trông thấy”.

- Viết về nhân tình thế thái: Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Đời sống nông thôn: Nguyễn Khuyến.

- Xã hội thành thị: Trần Tế Xương.

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đặc điểm lớn về mặt nghệ thuật của văn học Việt Nam trung đại

a) Mục đích:Giúp học sinh nắm các đặc điểm lớn về mặt nghệ thuật của văn học Việt Nam trung đại.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: GV giao nhiệm vụ

GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:

Nhóm 1: Thế nào là tính quy phạm? Vì sao văn học Việt Nam trung đại vừa tuân thủ tính quy phạm vừa phá vỡ tính quy phạm?

Nhóm 2: Vì sao nói văn học Việt Nam trung đại có khuynh hướng trang nhã và bình dị?

Nhóm 3 - 4: Việc tiếp thu và dân tộc hóa tinh hóa văn hóa, văn học nước ngoài được biểu hiện như thế nào trong văn học trung đại Việt Nam?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại vấn đề.

- GV gọi 1 HS đọc ngữ liệu III 1 (SGK T 145).

- GV quan sát, định hướng.

- GV nhận xét và chốt lại nội dung bằng bảng phụ.

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Bước 4: GV nhận xét, chốt ý

GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức

IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ X- hết XIX:

1. Tính qui phạm và sự phá vỡ tính qui phạm:

- Sự qui định chặt chẽ theo khuôn mẫu: thiên về ước lệ , tượng trưng.

- Tác giả tài năng: vừa tuân thủ vừa phá vỡ tính qui phạm, phát huy cá tính sáng tạo.

2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị:

- Hướng tới vẻ tao nhã, mỹ lệ trang trọng cao cả.

- Có xu hướng đưa văn học gần với đời sống hiện thực, tự nhiên , bình dị.

3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hao văn học nước ngoài:

- Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc.

- Dân tộc hóa: Sáng tạo chữ Nôm, Việt hóa thơ Đường luật thành thơ Nôm Đường luật, sáng tạo các thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, hát nói) sử dụng lời ăn tiếng nói nhân dân trong sáng tác.

-> VHTĐ phát triển gắn bó với vận mệnh đất nước và nhân dân, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của văn học thời kì sau.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Nắm vững một số đặc điểm lớn về nội dung của văn học trung đại Việt Nam trong quá trình phát triển.

2. Kĩ năng:

  • Nhận diện một giai đoạn văn học, cảm nhận tác phẩm thuộc giai đoạn VHTĐ.
  • Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát hoá hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Yêu mến, trân trọng giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.Yêu quê hương, tự hào về những giá trị văn hóa tinh thần dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những điểm chung và riêng của hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

Ở tiết trước chúng ta đã được biết về các thành phần và các giai đoạn phát triển của VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Vậy VH trung đại VN có những đặc điểm gì về nội dung, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiết 2 của bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV Hd hs tìm hiểu những đặc điểm về nội dung của VH trung đại VN.

- VHTĐVN phát triển dưới sự tác động của những yếu tố nào? Những nội dung cảm hứng lớn của nó?

- Nêu vị trí, đặc điểm và các biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong VHTĐVN? Nêu một vài VD minh hoạ?

Gv lưu ý hs: Trong giai đoạn cuối của VHTĐVN, tư tưởng li tâm với quan niệm trung quân ái quốc trong cảm hứng yêu nước đã xuất hiện: “Đề vào mấy chữ trong bia/ Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu” (Di chúc- Nguyễn Khuyến)

- Nêu vị trí, đặc điểm và các biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong VHTĐVN? Nêu một vài VD minh hoạ?

- Em hiểu thế nào là “thế sự”, “cảm hứng thế sự”?

- Cảm hứng thế sự xuất hiện khi nào trong VHTĐ?

- Nội dung biểu hiện của cảm hứng thế sự?

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Thế nào là hào khí Đông A?

Lấy một số tác phẩm đã học để chứng minh.

HS thảo luận, trả lời.

GV chuẩn xác kiến thức.

III. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X-XIX

VHTĐVN phát triển dưới sự tác động của các yếu tố:

+ Truyền thống dân tộc.

+ Tinh thần thời đại.

+ Ảnh hưởng từ Trung Quốc.

1. Chủ nghĩa yêu nước

- Vị trí: là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của VHTĐVN.

- Đặc điểm:

+ Gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc”.

+ Không tách rời truyền thống yêu nước của dân tộc.

- Các biểu hiện:

+ Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc.

VD: Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt); Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi); Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu);...

+ Khi đất nước có giặc ngoại xâm:

" Lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần quyết chiến quyết thắng với kẻ thù:

VD: “Ngẫm thù lớn... ko cùng sống” (Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi), “Ta thường...xin làm”(Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn),...

" Biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì đất nước:

VD: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu),...

" Xót xa đau đớn trước cảnh đất nước bị tàn phá, nhân dân phiêu bạt, khốn cùng:

VD: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu),...

+ Khi đất nước thanh bình:

" Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước- tình yêu thiên nhiên.

VD: Thơ viết về thiên nhiên trong VH Lí- Trần, thơ Nôm Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến,...

" Ca ngợi cuộc sống thái bình thịnh trị:

VD: Phò giá về kinh (Trần Quang Khải)

2. Chủ nghĩa nhân đạo

- Vị trí: là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của VHTĐVN.

- Đặc điểm:

+ Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người VN, từ cội nguồn VHDG, lối sống “thương người như thể thương thân”.

+ Ảnh hưởng từ tư tưởng nhân văn tích cực của các tôn giáo: đạo Phật- tư tưởng từ bi bác ái; Nho giáo- học thuyết nhân nghĩa, tư tưởng thân dân; Lão giáo- sống thuận theo tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên.

- Các biểu hiện:

+ Lên án, tố cáo các thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống, hạnh phúc của con người: cường quyền, định kiến và hủ tục XH, thần quyền, thế lực đồng tiền.

VD: Chinh phụ ngâm, Thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều,...

+ Cảm thông với những số phận bất hạnh, những nỗi khổ đau của con người.

VD: Chuyện người con gái Nam Xương, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều,...

+ Khẳng định, đề cao phẩm chất tốt đẹp, tài năng và khát vọng chân chính của con người.

VD: Các tác phẩm VH Phật giáo đời Lí (Cáo tật thị chúng, Ngôn hoài,...), Truyện Kiều, Lục Vân Tiên,...

+ Đề cao quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

VD: Bạn đến chơi nhà, Khóc Dương Khuê,...

3. Cảm hứng thế sự

- Thế sự: cuộc sống con người, việc đời.

- Cảm hứng thế sự: bày tỏ suy nghĩ, thái độ, tình cảm với cuộc sống con người và việc đời.

- Xuất hiện từ VH cuối đời Trần (thế kỉ XIV), tồn tại và phát triển trong quá trình phát triển của VHTĐ, càng ở giai đoạn cuối của VHTĐ càng đậm nét" VH đi từ cái thật của tâm trí đến cái thật của cuộc đời, xã hội.

- Nội dung biểu hiện:

Các tác giả hướng tới hiện thực cuộc sống để ghi lại những “điều trông thấy”:

+ Những bài thơ về thói đời đen bạc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

+ Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ) " bộ mặt thối nát của triều đình PK trong buổi suy tàn.

+ Thơ trào phúng thâm thuý về tình cảnh đất nước trong buổi nô lệ và thơ về đời sống nông thôn của Nguyễn Khuyến.

+ Bức tranh XH thành thị thời chế độ PK mạt vận, thực dân Pháp hoành hành trong thơ Tú Xương,...

HS trình bày ý kiến chính xác, thuyết phục.

-----------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX theo CV 5512. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, TimDapAnmời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10 và Trắc nghiệm Văn 10 mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm, tổng hợp.

Ngoài ra, Tìm Đáp Án đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!