Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930 (tiếp theo)

Admin
Admin 22 Tháng chín, 2017

Giáo án môn Lịch sử lớp 12

Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930 (tiếp theo) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu bài học.

1/ Kiến thức:

  • Trình bày được sự phân hoá của tổ chức VNCMTN và sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản.
  • Trình bày được hoàn cảnh ra đời của Đảng CSVN, hiểu được nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CSVN.
  • Phân tích được ý nghĩa sự ra đời ĐCSVN, sự ra đời của Đảng là kết quả của sự lựa chọn lịch sử.

2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản. Xác định con đường cách mạng mà Bác đã lựa chọn cho dân tộc là khoa học, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và dân tộc.

3/ Kĩ năng: Phân tích, đánh giá vai trò lịch sử của các tổ chức chính trị trước khi Đảng ra đời.

II. Tư liệu và đồ dùng dạy học.

  • Bản đồ “hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh 1911-1941”
  • Lịch sử Việt Nam tập 2 (nhà xuất bản khoa học xã hội)
  • Thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên

III. Tiến trình tổ chức dạy và học.

1/ Ổn định lớp

2/ Kiểm tra bài cũ. (5p)

Câu hỏi: Trình bày hoàn cảnh ra đời và hoạt động chủ yếu của tổ chức VNCMTN?

3/ Dẫn vào bài mới.

4/ Tổ chức các hoạt động dạy - học.

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức HS cần đạt

Hoạt động 1: cả lớp – cá nhân.

- GV: Ba tổ chức cộng sản ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản phản ánh xu thế khách quan của cách mạng Việt Nam?

- Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời ý 1

- Giáo viên giải thích: sự ra đời của ba tổ chức chứng tỏ sự thành lập Đảng đã chín muồi

- GV: Trong vòng 4 tháng 3 tổ chức cộng sản ra đời và hoạt đông, sự kiện này phản ánh điều gì?

- HS: Suy nghĩ trả lời.

- GV: Vì sao cần phải có một đảng thống nhất trong cả nước?

- Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời

Hoạt động 2: cả lớp.

GV trình bày về hoàn cảnh triệu tập cảu hội nghị thành lập Đảng CSVN:

- Ngày 7-10-1929: quốc tế 3 gửi thư cho các tổ chức cộng sản yêu cầu thống nhất và giao cho Nguyễn Ái Quốc chủ trì việc thống nhất này

- Ngày 23-12-1929: Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm về Trung Quốc gửi thư mời đại diện cho 3 tổ chức dự hội nghị Hương Cảng

Hoạt động 3: cá nhân.

- GV yêu cầu HS theo dõi nội dung của HN thành lập Đảng trong SGK.

- HS theo dõi SGK.

- GV mở rộng...

Hoạt động 4: cả lớp – cá nhân.

- GV yêu cầu HS đọc cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CSVN.

- GV Phân tích từng nội dung.

- GV: Sự sáng tạo của cương lĩnh được thể hiện ở điểm nào?

- HS: trả lời.

- GV: Sự ra đời của Đảng CSVN có ý nghĩa lịch sử ntn?

- HS: suy nghĩ trả lời

- GV: nhận xét kết luận.

II. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.

1/ Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản năm 1929.

a/ Hoàn cảnh:

Năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta (đặc biệt là phong trào công nhân) phát triển mạnh mẽ.

=> Yêu cầu của cách mạng là có một chính đảng để tổ chức lãnh đạo

b. Sự thành lập ba tổ chức cộng sản:

- 17-6-1929: Đông Dương cộng sản Đảng

- 8-1929: An Nam cộng sản Đảng

- 9 - 1929 Đông Dương cộng sản liên đoàn

=> Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản phản ánh xu thế khách quan của cách mạng Việt Nam.

Tuy nhiên 3 tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, gây trở ngại cho phong trào cách mạng và nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu cần phải có một đảng thống nhất cả nước

2/ Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

a/ Thời gian:

Từ ngày 3/2 đến ngày 7-2-1930. Hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì

- Thành phần dự:

+ Hai đại diện của Đông Dương cộng sản Đảng

+ Hai đại diện của An Nam cộng sản Đảng

b/ Nội dung:

Nguyễn Ái Quốc bằng lí lẽ và uy tín của mình đã phân tích, phê phán những quan điểm sai của 3 tổ chức hoạt động riêng lẻ. Nhanh chóng thuyết phục các thành viên về việc hợp nhất các tổ chức cộng sản

+ Định tên Đảng: Đảng cộng sản Việt Nam

+ Thông qua chính cương và sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo

+ Bầu ban chỉ huy trung ương lâm thời

* Nội dung của cương lĩnh:

- Đường lối chiến lược cách mạng: Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa, tiến liên chủ nghĩa cộng sản

- Nhiệm vụ cách mạng:

Đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng, giành độc lập dân tộc. Lập chính quyền công nông và tiến hành cách mạng ruộng đất cho nông dân

- Lực lượng cách mạng: Công – nông và các tầng lớp, giai cấp khác (công - nông là nòng cốt)

- Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam, Cách mạng Việt Nam phải liên hệ với cách mạng vô sản thế giới

=> Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản mang tầm vóc của một đại hội thành lập Đảng

c/ Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.

- Đảng ra đời là một sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam

- Đảng ra đời là sự chuẩn cị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho bước phát triển mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

5/ Sơ kết bài học: (2p)

Củng cố bài:

  • Hoàn cảnh, nội dung của hội nghị thành lập Đảng
  • Nội dung cơ bản của chính cương, sách lược, điều lệ vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc. Tính sáng tạo của cương lĩnh này được thể hiện ở điểm nào? Ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng. Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng.

Dặn dò: HS chuẩn bị bài 14 “Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1935”


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm