Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930
Giáo án môn Lịch sử lớp 12
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 (tiết 3)
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930 (tiếp theo)
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 bài 13
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức:
- Trình bày được sự thành lập, hoạt động, vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
- Trình bày được sự thành lập, hoạt động vàtìm hiểu tại sao Việt Nam Quốc dân đảng đã thất bại trong phong trào cách mạng Việt Nam.
2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản. Xác định con đường cách mạng mà Bác đã lựa chọn cho dân tộc là khoa học, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và dân tộc.
3/ Kĩ năng: Phân tích, đánh giá vai trò lịch sử của các tổ chức chính trị trước khi Đảng ra đời.
II. Tư liệu và đồ dùng dạy học.
- Bản đồ “hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh 1911-1941”
- Lịch sử Việt Nam tập 2 (nhà xuất bản khoa học xã hội)
- Tư liệu đọc thêm sách giáo viên
- Thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925. Ý nghĩa của những hoạt động này?
3. Dẫn vào bài mới.
4. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò |
Kiến thức HS cần đạt |
|
Hoạt động 1: cả lớp - GV: Trình bày về sự thành lập của tổ chức hội Việt Nam CMTN – Vai trò của Nguyễn Ái Quốc
Hoạt động 2: Cá nhân. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được những hoạt động của VNCMTN. - HS làm theo yêu cầu của GV. - GV gọi 1, 2 em trình bày, sau đó nhận xét và chốt lại.
Hoạt động 3: cả lớp – cá nhân.
- GV: Những hoạt động của hội có tác động thế nào đến phong trào cách mạng ở Việt Nam? - Học sinh: dựa vào sách giáo khoa trả lời. - GV nhận xét, chốt lại
Hoạt động 4: cả lớp – cá nhân. Hoạt động 5: cả lớp – cá nhân. - GV trình bày: + “Nam đồng thư xã” là nhà xuất bản tiến bộ do Nguyễn Tuấn Tài lập năm 1927 + Việt Nam quốc dân đảng ra đời dựa trên cơ sở của NXB này. GV yêu cầu HS tìm hiểu sgk để thấy được xu hướng hoạt động CM, tổ chức của VNQDĐ.
- Nêu tóm tắt về cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Vì sao cuộc khởi nghĩa này lại thất bại nhanh chóng?
- Tương quan lực lượng chênh lệch (Pháp còn mạnh, ta còn yếu).
- Cuộc k/n thiếu sự chuẩn bị về mọi mặt (Cuộc bạo động non chỉ cốt gây tiếng vang hơn là sự thành công). - Phong trào DT-DC theo khuynh hướng tư sản của VNQDĐ không đáp ứng được yêu cầu khách quan của của sự nghiệp GPDT của nhân dân ta |
I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng. 1/ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. a/ Thành lập: - T11/1924 NAQ về Quảng Châu TQ bắt liên lạc với những người VN yêu nước trong tổ chức Tâm Tâm xã. - 2/1925 NAQ chọn một số thanh niên ưu tú lập ra Cộng sản đoàn - T6/1925 NAQ thành lập Hội VNCMTN. => Đây là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam b/ Hoạt động của hội: - Mở lớp đào tạo cán bộ nòng cốt đưa về nước hoạt động - Tuyên truyền: + 21/6/1925 ra tuần báo “Thanh niên” làm cơ quan ngôn luận. - 1927 xuất bản cuốn “Đường Kách Mệnh” => Vũ trang lí luận cho cán bộ của hội để tuyên truyền CM vào trong nước. - Xây dựng, phát triển tổ chức cơ sở trong và ngoài nước (Việt Kiều Xiêm) => đến 1929 cả nước đều có cơ sở của hội - Chủ trương “vô sản hoá” cuối 1928 đưa cán bộ vào hầm mỏ, nhà máy ... => tuyên truyền, vận động cách mạng trong nhân dân c/ Vai trò. + Truyền bá lí luận CNGPDT theo khuynh hướng vô sản vào VN. + Giác ngộ nâng cao ý thức chính trị cho GCCN. + Là bước chuẩn bị quan trọng về tổ chức, chính trị, cán bộ cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
2/ Tân Việt cách mạng đảng (GT) 3/ Việt Nam quốc dân Đảng. Sự thành lập: 25-12-1927 từ cơ sở hạt nhân “Nam đồng thư xã” (Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu) Xu hướng cách mạng: Việt Nam quốc dân đảng là 1 chính đảng theo khuynh hướng cách mạng “dân chủ tư sản” đại biểu cho tư sản dân tộc Tổ chức: - Lỏng lẻo, ít chú ý đến xây dựng và phát triển cơ sở ở Trung Kì. Hoạt động hẹp, chủ yếu ở Bắc kì - Khi mới thành lập, mục đích của đảng chưa rõ rệt đến 1929: mới đưa ra mục tiêu đánh đuổi Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền - Với chủ trương “cách mạng bằng sắt và máu” thể hiện xu hướng bạo động, khủng bố cá nhân + 2-1929: ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội => Pháp khủng bố dã man + 9-2-1930: khởi nghĩa ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình (ở Hà Nội có ném bom phối hợp) nhưng thất bại, thực dân Pháp đàn áp dã man. Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị xử chém Ý nghĩa: Cổ vũ lòng yêu nước, căm thù giặc của nhân dân. Tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc. Chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản và xu hướng cách mạng tư sản ở Việt Nam. |
5/ Sơ kết bài học:
Củng cố bài:
Dặn dò:
- Học sinh chuẩn bị mục II bài 13 “Sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam”.
- Sưu tầm các tư liệu về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và hội nghị thành lập Đảng.
Tài liệu liên quan Lịch sử lớp 12 bài 13:
- Giải bài tập SGK Lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
- Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1930 - Phần 1
- Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1930 - Phần 2
- Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1930 - Phần 3
- Giải bài tập SBT Lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930