Giáo án Lịch sử 7 bài Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX
Giáo án Lịch sử lớp 7
Giáo án Lịch sử 7 bài Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX giúp học sinh hiểu sự phát triển cao hơn của nền văn hoá dân tộc với nhiều thể loại phong phú, nhiều tác giả nổi tiếng cũng như các thành tựu về hội hoạ dân gian kiến trúc.
Bài 28: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC CUỐI THẾ KỈ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Nhận thức rõ sự phát triển rực rỡ của văn học, nghệ thuật - nhất là văn học dân gian với những tác phẩm văn học đặc sắc.
- Bước tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục, khoa học - kĩ thuật.
2. Về tư tưởng:
- Bồi dưỡng lòng tự hào về nền văn học Việt Nam - đậm đà bản sắc dân tộc ở thời kì này.
- Tự hào về di sản và những thành tựu Sử học, Địa lí, Y học và khoa học - kĩ thuật của nhân dân ta cuối XVIII - nửa đầu XIX.
3. Về kĩ năng:
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ phản ánh những bất công và tội ác trong xã hội phong kiến Việt Nam.
II. Thiết bị dạy học:
- Tranh ảnh về các công trình văn hóa nghệ thuật tiêu biểu thời Nguyễn (Ngọ Môn, Lăng Tự Đức,...)
- Một số bức tranh dân gian nổi tiếng.
- Các ảnh chụp trong SGK.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta nửa đầu thế kỉ XIX chống lại nhà Nguyễn? Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của những cuộc khởi nghĩa đó?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung kiến thức cơ bản |
- Văn học dân gian bao gồm những thể loại gì?
- Trong văn học bác học có những tác giả, tác phẩm tiêu biểu nào?
- Em nào phát hiện trong văn học thời kì này có điểm gì mới?
- Nội dung cơ bản của văn học thời kì này là gì?
- Văn nghệ dân gian bao gồm những thể loại nào?
- Em có nhận xét gì về đề tài tranh dân gian? |
I. Văn học, nghệ thuật. 1. Văn học: * Văn học dân gian: - Tục ngữ, ca dao, truyện Nôm, truyện Trạng, truyện tiếu lâm, ... * Văn học bác học:
→ Xuất hiện các nhà thơ nữ → Họ đấu tranh bênh vực quyền lợi của người phụ nữ. * Nội dung: Phản ánh cuộc sống xã hội, nguyện vọng của quần chúng nhân dân.... |