Giáo án Lịch sử 7 bài 30: Tổng kết
Giáo án Lịch sử 7 bài 30
Giáo án Lịch sử 7 bài 30: Tổng kết được soạn chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo với nội dung chi tiết giúp các em có những hiểu biết đơn giản, những đặc điểm chính của chế độ phong kiến phương Đông (đặc biệt là Trung Quốc) và phương Tây; thấy được sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây. Mời quý thầy cô tham khảo!
BÀI 30: TỔNG KẾT
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Về lịch sử thế giới trung thực, giúp học sinh củng cố những hiểu biết đơn giản, những đặc điểm chính sách của chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây thấy được sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây?
- Về lịch sử Việt Nam: giúp HS thấy được quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX với nhiều biến cố lịch sử.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng SGK, đọc và phát biểu mối liên hệ giữa các bài học, các chương.
- Trình bày các sự kiện đã học, phân tích một số sự kiện, quá trình lịch sử, rút ra kết luận về nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của quá trình lịch sử?
3. Tư tưởng:
- Giáo dục HS ý thức trân trọng những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong thời trung đại.
- Giáo dục lòng tự hào về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
B. Phương tiện dạy học:
- Lược đồ thế giới thời trung đại.
- Lược đồ Việt Nam thời trung đại, lược đồ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
C. Thết kế bài học:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
Phương pháp |
Nội dung |
KTBS |
- Xã hội phong kiến được hình và phát triển như thế nào? - Cơ sở kinh tế, xã hội phong kiến là gì?
- Trình bày những nét giống giữa xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây (Sử dụng bảng phụ ở bài 7) - Thời gian ra đời và tồn tại của xã hội phong kiến phương Tây và phương Đông - Cơ sở kinh tế có gì khác?
Chế độ quân chủ ở phương đông có gì khác so với phương tây? |
1. Những nét lớn về chế độ phong kiến - Hình thành sự tan rã của xã hội cổ đại. - Cơ sở kinh tế nông nghiệp. - Giai cấp cơ bản; địa chủ, nông dân hoặc nông nô. - Thể chế chính trị: quân chủ chuyên chế. 2. Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương đông và xã hội phong kiến ở châu âu. - Xã hội phong kiến phương đông ra đời sớm và tồn tại lâu hơn so với xã hội phong kiến châu âu. - Phương đông: sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế công thương nghiệp không phát triển. - Phương tây: sau thế kỷ XI thành thị trung đại xuất hiện. - Phương đông: vua có quyền lực tối cao. - Phương tây: quyền lực của vua bị hạn chế trong lãnh địa. Thế kỷ XV - XVI là giai đoạn suy vong, CNTB dần hình thành trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn. |
IV. Củng cố - luyện tập:
V. Dặn dò:
Học bài, ôn bài.
D. Rút kinh nghiệm: