Giáo án Địa lý lớp 8 bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
Giáo án môn Địa lý lớp 8
Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 8này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
- Giáo án Địa lý lớp 8 bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
- Giáo án Địa lý lớp 8 bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
- Giáo án Địa lý lớp 8 bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á
- Giáo án Địa 8 bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á theo Công văn 5512
I/ Mục tiêu bài học:
Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:
1. Kiến thức:Trình bày được đặc điểm nổi bậc về tự nhiên của khu vực Đông Á:
- Biết vị trí địa lí, tên các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Á.
- Biết các đặc điểm tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan của khu vực.
2. Kỹ năng: Phân tích lược đồ tự nhiên, tranh ảnh.
3. Thái độ: Bảo vệ môi trường tự nhiên và các giồng sông.
4. Trọng tâm: Trình bày được đặc điểm nổi bậc về tự nhiên của khu vực Đông Á
II. Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, trực quan…
III. Chuẩn bị giáo cụ:
GV: Lược đồ tự nhiên Đông Á
Tư liệu, SGK, phiếu học tập 12.1
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho biết tình hình dân cư ở Nam Á? Giải thích vì sao dân cư ở đây phân bố không đều?
- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế như thế nào ở khu vực Nam Á? Cho biết vì sao cơ cấu kinh tế của Ấn Độ đang có sự dịch chuyển mỉnh
3. Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề: Đông Á là khu vực rộng lớn nằm tiếp giáp với Thái Bình Dương, có điều kiện tự nhiên rất đa dạng, đây là khu vực được con người khai thác lâu đời nên cảnh quan tự nhiên bị biến đổi sâu sắc, đó là nội dung bài học hôm nay.
Triển khai bài mới
Hoạt động thầy và trò |
Nội dung |
Hoạt động 1: HS: quan sát hình 12.1 trả lời các câu hỏi sau : Khu vực Đông Á gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ nào ?kể tên các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc phần hải đảo. GV: Khu vực Đông Á tiếp giáp với các quốc gia và vùng biển nào? Vị trí nằm trong khoảng các vĩ độ nào? GV: tổng kết và chốt ý
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm Yêu cầu hs dựa vào hình 12.1 bổ sung kiến thức vào phiếu học tập 12.1, sau đó thảo luận nhóm để trả lời các vấn đề sau: GV: Cho biết đặc điểm về địa hình, sông ngòi, khí hậu và cảnh quan nửa phía tây của phần đất liền . (khí hậu xem lại lược đồ 2.1, cảnh quan xem lại lược đồ 3.1) GV: Cho biết đặc điểm về địa hình, sông ngòi, khí hậu và cảnh quan nửa phía đông của phần đất liền và hải đảo. Giải thích vì sao tự nhiên phần đất liền của Đông Á lại có sự phân hoá từ đông sang tây? GV: chốt ý cho ghi bài Biểu đồ lượng chảy sông Hoàng Hà |
1. Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Á: - Khu vực Đông Á gồm hai bộ phận + Đất liền + Hải đảo - Vị trí nằm về phía đông của châu Á - Lãnh thổ Đông Á giới hạn trong khoảng vĩ độ từ 50oB đến 20oB.
2. Đặc điểm tự nhiên: - Tự nhiên của khu vực có sự phân hoá từ Đông sang Tây: - Nửa phía đông phần đất liền là vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng lớn, riệng phần hải đảo là vùng núi trẻ có vị trí nằm trong vòng đai núi lửa Thái Bình Dương. => Cả hai vùng này thuộc khí hậu gió mùa ẩm trong cảnh quan chủ yếu là rừng. - Nửa phía tây phần đất liền có nhiều núi, sơn nguyên cao hiểm trơ, có các bồn địa rộng với khí hậu mang tính chất lục địa khô hạn nên cảnh quan phổ biến là hoang mạc, bán hoang mạc và miền núi cao. |
4. Củng cố:
Cho HS đọc bài đọc thêm trang 43 SGK sau đó dặt vấn đề:
GV: Vì sao Nhật Bản có nhiều động đất và núi lửa?
GV: Động đất núi lửa gây ra những thiệt hại nào?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài cũ và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Xem trước bảng 13.2 và trả lời câu hỏi kèm theo bảng 13.2 trong sácg giáo khoa
- Chuẩn bị: Tình hình phát triển KT XH khu vực Đông Á