Giáo án Địa lý 9 bài Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (tiếp)
Giáo án Địa lý 9
Giáo án Địa lý 9 bài Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (tiếp) là tài liệu tham khảo hữu mang tới cho các thầy cô nhiều kinh nghiệm soạn giáo án, đồng thời, các em học sinh cũng sẽ dễ dàng lĩnh hội những kiến thức về đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm.
Giáo án Địa lý 9 bài 37: Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long
Bài 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm phát triển KT của vùng. Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.
- Biết vùng Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển. Biết một số vấn đề về môi trường đặt ra đối với vùng: cải tạo đất mặn, đất phèn, phòng cháy rừng bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngặp mặn.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế vùng ĐBSCL hoặc atlat địa lí VN và số liệu thống kê để phân tích và trình bày về đặc điểm phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu của vùng.
- Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên có ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm NL
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Bản đồ tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Sách giáo khoa, atlat VN
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nào để phát triển nông nghiệp?
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh gì để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản?
2. Giới thiệu bài: với một vùng có rất nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cùng với đặc điểm dân cư – xã hội như vậy đã tạo điều kiện phát triển kinh tế của vùng như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò | Kiến thức cơ bản |
Hoạt động 1: tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế (NL, GDMT) - Hs làm việc theo cặp 2' - Căn cứ vào bảng 36.1 Hãy tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước? - Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này? - Nêu tên các tỉnh trồng nhiều lúa nhất ở đồng bằng sông Cửu Long? - Ngoài ra vùng còn có thể trồng được những loại cây gì? Phát triển ra sao? - Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước? - Ngành chăn nuôi của vùng phát triển ntn? - Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản? (vì có nhiều sông nước, khí hậu ấm áp) QS H 36.1 - Em có nhận xét gì về nghề rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long? (rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất- Phòng cháy rừng bảo vệ tính đa dạng sinh thái, môi trường) - Trong quá trình phát triển nông nghiệp của vùng có ảnh hưởng ntn đến MT? Cần phải làm gì để bảo vệ? |
IV. Tình hình phát triển kinh tế: 1. Nông nghiệp: - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. + Bình quân lương thực theo đầu người là 1066,3 kg gấp 2,3 lần trung bình cả nước năm 2002 + Lúa trồng nhiều ở các tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng... - Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. - Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh - Ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản rất phát triển. - Rừng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là rừng ngập mặn |