Giáo án Địa 8 bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á theo Công văn 5512

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á theo Công văn 5512

Giáo án Địa 8 bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á theo Công văn 5512 được TimDapAnsưu tầm và chia sẻ để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

 

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được đặc điểm kinh tế khu vực Đông Nam Á

- Giải thích được vì sao khu vực này có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng không ổn định

- Phân tích được nguyên nhân vì sao khu vực có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được bảng số liệu về tình hình tăng trưởng kinh tế một số nước Đông Nam Á, tỷ trọng các ngành kinh tế của một số nước Đông Nam Á.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Quan sát và nhận xét được lược đồ phân bố nông nghiệp, công nghiệp khu vực Đông Nam Á.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đánh giá hiện trạng kinh tế các nước, liên hệ kinh tế Việt Nam và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế nhằm khai thác thế mạnh của các nước.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức xây dựng nền kinh tế đất nước, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bảng số liệu cập nhật mới

- Lược đồ các ngành kinh tế Đông Nam Á.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm:

HS nêu được các tài nguyên: đất phù sa, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiều khoáng sản, nguồn hải sản phong phú, …

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Các nước Đông Nam Á có tài nguyên phong phú để phát triển kinh tế. Em hãy kể tên một số tài nguyên mà em biết?

Bước 2: HS trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước Đông Nam Á (20 phút)

a) Mục đích:

Phân tích được tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước. Trình bày được sự phát triển kinh tế Đông Nam Á

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và phân tích bảng số liệu để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính:

I. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc

- Điều kiện thuận lợi: nhân công, tài nguyên, nông phẩm phong phú, vốn và công nghệ nước ngoài.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, song chưa vững chắc, dễ bị tác động từ bên ngoài, môi trường chưa được quan tâm đúng mức.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi

- Thực trạng chung nền KT-XH các nước ĐNÁ: ĐNÁ còn là thuộc địa của các nước đế quốc TD (nghèo, kinh tế chậm phát triển).

- Các nước ĐNÁ có những thuận lợi:

+ Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản ... nông phẩm vùng nhiệt đới.

+ XH: khu vực đông dân, nguồn lao động rẽ, thị trường tiêu thụ lớn.

+ Tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài.

- Nhận xét tình hình tăng trưởng kinh tế một số nước giai đoạn 1990 - 2017

+ Các nước tăng nhiều: Philipin; Việt Nam

+ Các nước giảm: In đô nê xi a; Ma lai xi a; Thái Lan; Singapo

=> Có sự biến động về kinh tế.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với phân tích bảng số liệu và trả lời các câu hỏi:

Tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông Nam Á qua các năm (% GDP tăng trưởng so với năm trước) (Đơn vị: %)

Năm
Tên nước

1990

1995

2000

2005

2010

2015

2017

In-đô-nê-xi-a

9,0

8,4

4,8

5,7

6,2

4,8

5,1

Ma-lai-xi-a

9,0

9,8

8,3

5,3

7,4

5,0

5,7

Phi-líp-pin

3,0

4,7

4,0

4,8

7,6

5,8

6,7

Thái Lan

11,2

8,1

4,4

4,2

7,5

2,8

4,0

Việt Nam

5,1

9,5

6,7

7,5

6,4

6,7

6,8

Xin-ga-po

8,9

7,0

9,9

7,5

15,2

2,0

3,7

Trung bình thế giới

2,9

3,0

4,3

3,8

4,3

2,5

3,1

- Dựa vào kiến thức đã học cho biết thực trạng chung nền KT-XH các nước ĐNÁ.

- Cho biết các nước ĐNÁ có những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế?

- Nhận xét tình hình tăng trưởng kinh tế một số nước qua các năm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. Liên hệ: Để phát triển bền vững, các nước cần chú trọng vấn đề gì? Bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á. ( 15 phút)

a) Mục đích:

Trình bày được cơ cấu kinh tế và sự thay đổi cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

* Nội dung chính:

II. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi

- Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng công nghiệp hoá: tỉ trọng nông nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng.

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Địa 8 bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm

Giáo án mới nhất