Giáo án Địa 8 bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á theo Công văn 5512
Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á theo Công văn 5512
Giáo án Địa 8 bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á theo Công văn 5512 được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn
- Kế hoạch bài dạy theo mẫu công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Địa lý 8 theo công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Ngữ văn 8 theo công văn 5512
- Tổng hợp giáo án Địa 8 theo Công văn 5512
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ |
Họ và tên giáo viên:
……………………............................. |
TÊN BÀI DẠY: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt:
- Mô tả vị trí của khu vực, phạm vi lãnh thổ của khu vực Nam Á.
- Nhận biết được 3 miền địa hình: Miền núi ở phía bắc, đồng bằng ở giữa và phía nam là sơn nguyên.
- Giải thích được khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình.
- Phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu của khu vực.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng làm việc nhóm hiệu quả
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Phân tích các yếu tố tự nhiên trên bản đồ, rút ra mối quan hệ giữa chúng.
+ Đọc lược đồ và phân tích các đối tượng thể hiện trên lược đồ.
3. Phẩm chất
- Nhân ái: đồng cảm với những khó khăn của nhân dân Nam Á do tác động của các yếu tố tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á
- Lược đồ phân bố lượng mưa (phóng to)
- Bản đồ tự nhiên Châu Á
- Tranh ảnh, tài liệu cảnh quan tự nhiên Châu Á
2. Chuẩn bị của HS
- Tập bản đồ địa lí 8.
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- HS xác định được dãy núi Himalaya cao nhất thế giới.
- Định hướng nội dung bài học.
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Trả lời câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ Đỉnh núi nào cao nhất thế giới?
+ Dãy núi có đỉnh cao nhất thế giới là dãy núi nào?
+ Dãy núi này có ảnh hưởng như thế nào tới tự nhiên của khu vực Nam Á?
- Bước 2: HS suy nghĩ trả lời.
- Bước 3: Giáo viên mời 1-2 học sinh bất kỳ trả lời.
- Bước 4: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và địa hình khu vực Nam Á (20 phút)
a) Mục đích:
- Xác định được vị trí các khu vực của châu Á và nhấn mạnh khu vực Nam Á.
- Đọc tên các quốc gia trong khu vực.
- Nhận biết được 3 miền địa hình: Miền núi ở phía bắc, đồng bằng ở giữa và phía nam là sơn nguyên.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc nội dung sách giáo khoa và khai thác lược độ tự nhiên khu vực Nam Á để tìm ra nội dung chính của vị trí địa lí và địa hình khu vực Nam Á.
* Nội dung chính
1. Vị trí địa lí và địa hình
a. Vị trí địa lí
- Nằm ở rìa phía nam châu Á, trong khoảng vĩ độ: từ 80B - 380B
- Tiếp giáp:
- Vịnh: Bengan.
- Biển: A-rap.
b. Đặc điểm địa hình
- Phía Bắc: dãy Hy-ma-lay-a cao đồ sộ, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- Ở giữa: đồng bằng Ấn Hằng, rộng khá bằng phẳng kéo dài từ biển Arap đến vịnh Bengan.
- Phía Nam: sơn nguyên Đê-can, tương đối thấp và bằng phẳng với hai dãy Gát Đông và Gát Tây được nâng cao.
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung
Bài tiếp theo: Giáo án Địa 8 bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á theo Công văn 5512
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án