Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Địa lý có đáp án

TimDapAnxin giới thiệu tới bạn đọc Ôn thi Đại học môn Địa lý có đáp án - Đề số 7. Nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh học tốt Địa lý 12 một cách đơn giản hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu 1. So với khu vực Tây Bắc, khu vực Đông Bắc có

A. mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn.

B. mùa đông đến muộn và kết thúc muộn hơn.

C. mùa đông đến sớm và kết thúc sớm hơn.

D. mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn.

Câu 2. Ý nào sau đây không đúng khi nói về dân số của Đồng bằng sông hồng?

A. Là vùng đông dân nhất nước ta.

B. Có nguồn lao động dồi dào.

C. Người lao động có kinh nghiệm và trình độ sản xuất.

D. Phần lớn dân số sống ở thành thị.

Câu 3. Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do

A. có góc nhập xạ lớn quanh năm và có 2 lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

B. phần lớn diện tích nước ta là đồi núi.

C. có nhiệt độ cao quanh năm.

D. quanh năm trời trong xanh, ít nắng

Câu 4. Thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là

A. bước đầu hình thành các vùng trọng điểm sản xuất lương thực hàng hoá.

B. Sản lượng tăng nhanh, đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu của hơn 90 triệu dân.

C. diện tích tăng nhanh, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi.

D. đảm bảo đủ nhu cầu trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Câu 5. Một trong những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ là

A. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

B. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng,

C. Trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

D. Duy trì và phát triển hoàn cành rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

Câu 6. Mức sống của các dân tộc trên đất nước ta còn chênh lệch do

A. lịch sử định cư của các dân tộc mang lại.

B. các dân tộc có văn hoá, phong tục tập quán khác nhau.

C. sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều giữa các vùng.

D. trình độ sản xuất của các dân tộc khác nhau.

Câu 7. Căn cứ vào biểu đồ cột thuộc bản đồ Lâm nghiệp (năm 2007) ở Atlat trang 20, hãy cho biết trong giai đoạn 2000 - 2007 tổng diện tích rừng của nước ta tăng

A. 1284 nghìn ha.

B. 1428 nghìn ha.

C. 1824 nghìn ha.

D. 12184 nghìn ha.

Câu 8. Căn cứ vào bản đồ Thuỷ sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có giá trị sản xuất thuỷ sản trong tồng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản dưới 5% ở nước ta phân bố chủ yếu ở hai vùng nào?

A. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

Câu 9. Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta được chia thành ba nhóm chính là:

A. công nghiệp khai thác ; công nghiệp chế biến ; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

B. công nghiệp nặng; công nghiệp nhẹ; công nghiệp phụ trợ.

C. công nghiệp cấp một; công nghiệp cấp hai; công nghiệp cấp ba.

D. công nghiệp khai thác ; công nghiệp chế biến; công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Câu 10. Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất cả nước chủ yếu là do có

A. điều kiện khí hậu ổn định.

B. nhiều ngư trường trọng điểm.

C. nhiều bãi triều, diện tích mặt nước lớn.

D. vùng biển rộng, thềm lục địa nông

Câu 11. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là

A. gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

B. sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới.

C. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.

D. mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm, phần lớn để tiêu dùng tại chỗ.

Câu 12. Bắc Trung Bộ có thế mạnh để chăn nuôi gia súc là do

A. có vùng núi ở phía tây.

B. có vùng đồi trước núi.

C. có dải đồng bằng kéo dài.

D. có các bãi bồi ven sông.

Câu 13. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế (nông - lâm - ngư nghiệp: khu vực % công nghiệp - xây dựng: khu vực II, dịch vụ: khu vực III) ở nước ta chuyển dịch theo hướng:

A. tăng khu vực I, giảm khu vực II và khu vực III.

B. tăng khu vực II, giảm khu vực I và khu vực III.

C. Giảm khu vực III, tăng khu vực I và khu vực II.

D. giảm khu vực I, tăng khu vực II và khu vực III.

Câu 14. Độ dốc chung của địa hình nước ta là

A. thấp dần từ bắc xuống nam.

B. thấp dần từ tây sang đông.

C. thấp dần từ đông bắc xuống tây nam.

D. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

Câu 15. Các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. cơ khí, chế biến nông - lâm - thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

B. luyện kim, chế biến nông - lâm - thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

C. hoá chất, chế biến nông - lâm - thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

D. khai thác than, chế biến nông - lâm - thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 16. Ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta những năm qua?

A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.

B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành.

C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời.

D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động.

Câu 17. Việc làm thuỷ lợi ở Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn là do

A. đất tơi xốp, tầng phong hoá sâu.

B. sự phân mùa của khí hậu.

C. độ dốc lớn.

D. số giờ nắng nhiều.

Câu 18. Đặc điểm địa hình: "Gồm 3 dải địa hình chạy cùng hướng Tây Bắc -Đông Nam và cao nhất nước ta" là của vùng núi

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa II Việt Nam trang 18, vùng nào có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất ở nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 20. So với đồng bằng sông Cửu Long thì đồng bằng sông Hồng

A. thấp hơn và bằng phẳng hơn.

B. thấp hơn và ít bằng phẳng hơn.

C. cao hơn và bằng phẳng hơn.

D. cao hơn và ít bằng phẳng hơn.

Câu 21. Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hoá, cần

A. tiến hành đô thị hoá xuất phát từ công nghiệp hoá.

B. ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sống thành thị.

C. giảm bớt tốc độ đô thị hoá.

D. hạn chế dòng di dân từ nông thôn vào đô thị.

Câu 22. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có mật độ dân số cao.

B. Người dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp.

C. Chưa có cơ sở chế biến nông sản.

D. Giao thông ở vùng núi thuận lợi.

Câu 23. Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là

A. tiềm năng đất đỏ badan và đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng.

B. khí hậu có sự phân mùa.

C. khí hậu cận xích đạo.

D. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 24. Khu vực chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là

A. đồng bằng sông Hồng.

B. vùng núi Tây Bắc.

C. vùng núi Đông Bắc.

D. vùng núi Trường Sơn Bắc.

Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ dân số (năm 2007) ở mức

A. dưới 100 người/km2.

B. từ 101 - 200 người/km2.

C. từ 201 - 500 người/km2

D. trên 500 người/km2.

Câu 26. Khí tự nhiên đang được khai thác nhằm mục đích chính là

A. làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.

B. xuất khẩu để thu ngoại tệ.

C. làm nguyên liệu để sản xuất phân đạm.

D. tiêu dùng trong gia đình

Câu 27. Đặc điểm nào không đúng với vùng thượng châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Là bộ phận tương đối cao nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa.

B. Phần lớn bị mặt có những vùng trũng lớn, bị ngập nước vào mùa mưa.

C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thuỷ triều và sóng biến.

D. về mùa khô các vùng trũng này trở thành các khu vực nước tù.

Câu 28. Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường do

A. độ dốc lòng sông lớn nhiều thác ghềnh.

B. sông có đoạn chảy ở miền núi, có đoạn chảy ở đồng bằng.

C. chế độ mưa thất thường.

D. lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp.

Câu 29. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) là

A. đới rừng cận xích đạo gió mùa.

B. đới rừng xích đạo.

C. đới rừng nhiệt đới gió mùa.

D. đới rừng lá kim.

Câu 30. Biểu hiện nào không thể hiện được vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước?

A. Có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất cả nước.

B. Chiếm ỉ trọng cao nhất trong GDP cả nước

C. Chiếm tỉ trọng xuất khẩu cao nhất cả nước.

D. Chiếm tỉ trọng cao về số dân so với cả nước

Câu 31. Cho bảng số liệu:

Ôn thi Đại học môn Địa lý có đáp án - Đề số 7

Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên?

A. Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta đang chuyển dịch theo hướng già hoá.

B. Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tăng.

C. Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng liên tục

D. Cơ cấu dân số của nước ta đang biến đổi theo xu hướng ngày càng trẻ

Câu 32. Nếu so sánh về tổng chiều dài các tuyến đường của các loại hình giao thông vận tải đường bộ đường sắt và đường sông thì

A. đường sông là nhiều nhất

B. đường sông là ít nhất.

C. đường sắt là ít nhất.

D. đường bộ là ít nhất.

Câu 33. Cho bảng số liệu:

Ôn thi Đại học môn Địa lý có đáp án - Đề số 7

Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên?

A. Giá so sánh được dùng để tính tốc độ tăng trưởng.

B. Giá so sánh được dùng để tính cơ cẩu giá trị sản xuất

C. Giá so sánh dùng để tính cả tốc độ tăng trưởng và cơ cấu giá trị sản xuất.

D. Giá so sánh không dùng để tính trong tất cả các trường hợp.

Câu 34. Sự kiện nào sau đây ít ảnh hưởng đến ngoại thương nước ta?

A. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập.

B. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kí kết.

C. Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kì năm 2016.

D. Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Câu 35. Cho bảng số liệu:

Ôn thi Đại học môn Địa lý có đáp án - Đề số 7

Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên?

A. Giai đoạn 1990 - 2014, đàn trâu, bò, lợn và gia cầm đều có tốc độ tăng bằng nhau.

B. Đàn gia cầm có tốc độ tăng nhanh nhất, tăng 305,1%.

C. Đàn lợn có tốc độ tăng nhanh thứ hai, tăng 18,3%.

D. Đàn bò tăng 167,9%.

Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đất mặn có quy mô lớn nhất ở nước ta là

A. Đông Bắc.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 37. Cho biểu đồ sau:

Ôn thi Đại học môn Địa lý có đáp án - Đề số 7

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta qua các năm Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây đúng?

A. Từ năm 2000 đến năm 2014, điện tăng 425,1%.

B. Từ năm 2000 đến năm 2014, điện tăng 525,1%.

C. Từ năm 2000 đến nám 2014, dầu thô tăng 106,7%.

D. Từ năm 2000 đến năm 2014, than tăng 359,5%.

Câu 38. Đặc điểm cơ bản của trung tâm công nghiệp là

A. gắn liền với đô thị vừa và lớn.

B. hình thức tổ chức lãnh thổ ở trình độ cao nhất.

C. không có dân cư sinh sống.

D. phân bố gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu

Câu 39. Cho biểu đồ sau:

Ôn thi Đại học môn Địa lý có đáp án - Đề số 7

Biểu đồ trên thể hiện được nội dung nào sau đây?

A. Tổng diện tích cây công nghiệp, trong đó có diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của nước ta qua các năm.

B. Giá trị sản xuất cây công nghiệp ở nước ta qua các năm.

C. Cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta qua các năm.

D. Tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của nước ta qua các năm.

Câu 40. Tỉnh nào sau đây không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

A. Nam Định.

B. Hải Dương.

C. Hưng Yên.

D. Quảng Ninh.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Địa lý

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A D A D C D C C D C
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D B D D A D A B D D
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án A B A C A A C C A D
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án A C A C C D A A A A

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Ôn thi Đại học môn Địa lý có đáp án - Đề số 7. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!