Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa năm 2017
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Trần Phú - Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 5) có đáp án đi kèm, các bạn củng cố lại kiến thức môn học, tích lũy kiến thức và nâng cao kỹ năng giải đề, biết cách phân bổ thời gian hợp lý trong từng bài thi. Chúc các bạn hoàn thành tốt kì thi!
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Tĩnh (Lần 1)
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ – YÊN LẠC Đề thi có 05 trang | ĐỀ THI KHẢO SÁT THÁNG 05 NĂM HỌC 2016-2017 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÝ – KHỐI 12 (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ: 137 |
Họ và tên thí sinh: ................................ Số báo danh: ............................
Câu 1. Nối hai cột sau cho đúng:
Loại rừng |
| Biện pháp bảo vệ |
1. Rừng phòng hộ |
| a. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, hoàn cảnh rừng, độ phì đất rừng. |
2. Rừng đặc dụng |
| b. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. |
3. Rừng sản xuất |
| c. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên |
A. 1-c. 2-a, 3-b. B. 1-a, 2-b, 3-c. C. 1-b, 2-c, 3-a. D. 1-b, 2-a, 3-c.
Câu 2. Các tỉnh thuộc vùng công nghiệp số 4 của nước ta là
A. Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông.
B. Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Lâm Đồng.
C. Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng.
D. Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không thể hiện ý nghĩa của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
A. Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Góp phần tạo ra cơ cấu ngành.
D. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động, hạn chế các thế mạnh sẵn có của vùng.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số (năm 2007) từ 200.001 đến 500.000 người?
A. Hạ Long. B. Đà Lạt. C. Vị Thanh. D. Đà Nẵng.
Câu 5. Loại khoáng sản có giá trị hơn cả ở Đồng bằng sông Hồng là
A. kim loại màu. B. than nâu. C. đá vôi, sét, cao lanh. D. khí tự nhiên.
Câu 6. Hướng tây bắc - đông nam trong cấu trúc địa hình nước ta thể hiện rõ rệt từ
A. hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. B. hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
C. phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. D. dãy Bạch Mã trở vào Nam.
Câu 7. Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thuỷ năng lớn là do
A. địa hình dốc, sông ngòi có lưu lượng nước lớn. B. đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.
C. nhiều sông ngòi, mưa nhiều. D. địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa.
Câu 8. Người lao động nước ta có kinh nghiệm sản xuất phong phú đặc biệt là trong ngành
A. du lịch. B. nông nghiệp. C. công nghiệp. D. dịch vụ.
Câu 9. Tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến của nước ta trong những năm qua có xu hướng tăng do
A. đây là ngành công nghiệp trọng điểm.
B. tăng về giá trị sản xuất nhưng chậm hơn các ngành công nghiệp khác.
C. thích nghi với tình hình mới và hội nhập vào thị trường thế giới.
D. đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông ngòi ở khu vực nào của nước ta có đặc điểm nhỏ, ngắn và chủ yếu chảy theo hướng Tây - Đông?
A. Đông Nam Bộ. B. Duyên hải miền Trung.
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 11. Vùng nào ở nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để xây dựng cảng nước sâu?
A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 12. Có bao nhiêu nhận định đúng trong những nhận định sau đây về hoạt động nuôi tôm ở nước ta?
1) Tôm là đối tượng nuôi trồng quan trọng nhất.
2) Nghề nuôi tôm phát triển mạnh.
3) Kĩ thuật nuôi tôm có nhiều cải tiến.
4) Vùng nuôi tôm nhiều nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới ở miền Bắc là do
A. vị trí nằm ở vĩ độ cao. B. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.
C. chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn tây nam. D. địa hình núi cao chiếm ưu thế.
Câu 14. Kinh tế trang trại ở nước ta phát triển từ kinh tế
A. tư bản tư nhân. B. tập thể. C. hộ gia đình. D. Nhà nước.
Câu 15. Việc nuôi tôm hùm, tôm sú đang được phát triển mạnh ở nhiều tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, nhất là các tỉnh
A. Quảng Nam, Quảng Ngãi. B. Ninh Thuận, Bình Thuận.
C. Phú Yên, Khánh Hòa. D. Quy Nhơn, Bình Định.
Câu 16. Ý nào sau đây không đúng về ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh?
A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của dải phía tây đất nước.
B. Góp phần hình thành mạng lưới đô thị mới.
C. Là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta.
D. Tăng sức mạnh an ninh, quốc phòng.
Câu 17. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành ở Đồng bằng sông Hồng có trọng tâm là
A. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến.
B. tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp.
C. phát triển dịch vụ gắn với yêu cầu của nền nông nghiệp hàng hóa.
D. đẩy mạnh phát triển du lịch, ngân hàng, giáo dục...
Câu 18. Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng nước ta.
B. Sản lượng than, dầu và khí tự nhiên nước ta.
C. Quy mô và cơ cấu sản lượng ngành công nghiệp năng lượng nước ta.
D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta.
Câu 19. Cho bảng số liệu dưới đây:
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG CỦA NƯỚC TA
Sản phẩm | 1995 | 2000 | 2001 | 2005 |
Vải, lụa các loại (triệu mét) | 263 | 356 | 410 | 562 |
Quần áo may sẵn (triệu cái) | 172 | 337 | 376 | 1 011 |
Giày, dép da (triệu đôi) | 46 | 108 | 102 | 218 |
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Sản lượng vải, lụa các loại tăng nhanh hơn sản lượng giày, dép da.
B. Sản lượng giày, dép da của nước ta tăng liên tục.
C. Sản lượng quần áo may sẵn của nước ta tăng liên tục.
D. Sản lượng quần áo may sẵn tăng chậm nhất.
Câu 20. Tỉnh trọng điểm nghề cá của Bắc Trung Bộ là
A. Quảng Bình. B. Nghệ An. C. Thanh Hóa. D. Hà Tĩnh.
Câu 21. Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2005
(Đơn vị: %)
Khu vực kinh tế | 1990 | 1995 | 2000 | 2002 | 2005 |
Nông, lâm, ngư nghiệp | 38,7 | 27,2 | 24,5 | 23,0 | 21,0 |
Công nghiệp - XD | 22,7 | 28,8 | 36,7 | 38,5 | 41,0 |
Dịch vụ | 38,6 | 44,0 | 38,8 | 38,5 | 38,0 |
Tổng | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Khu vực dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng khá cao nhưng không ổn định.
B. Khu vực nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (trừ năm 1990).
C. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.
D. Tăng liên tục tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm liên tục tỉ trọng khu vực dịch vụ.
Câu 22. Ý nào sau đây không thể hiện tác động của mùa khô kéo dài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Tây Nguyên?
A. Làm cho mực nước ngầm hạ thấp.
B. Thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
C. Thuận lợi trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt đới như cây chè.
D. Thuận lợi để phơi sấy và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp.
Câu 23. Mạng phi thoại ở nước ta bao gồm
A. mạng Fax và mạng truyền trang báo trên kênh thông tin.
B. mạng dây trần và mạng viễn thông quốc tế.
C. mạng cố định và mạng di động.
D. mạng dây trần và mạng đường dài.
Câu 24. Tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng chủ yếu do
A. đô thị hóa tự phát. B. chuyển cư từ nông thôn ra thành thị.
C. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. điều kiện sống ở đô thị tốt hơn.
Câu 25. Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta, có giới hạn
A. trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là đường biên giới quốc gia trên biển.
B. trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là đường bờ biển và không gian của các đảo.
C. trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
D. trên đất liền được xác định bằng các đường chia nước, trên biển là ranh giới bên ngoài của vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là
A. Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Phúc Yên. B. Hà Nội, Phúc Yên, Hải Phòng, Nam Định.
C. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Phúc Yên. D. Hà Nội, Hải Phòng, Phúc Yên, Nam Định.
Câu 27. Nội dung nào sau đây không thể hiện ý nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Hạn chế nạn du canh, du cư.
B. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng.
C. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao.
D. Thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
Câu 28. Cho biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2012
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước.
B. Khu vực ngoài Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.
C. Giảm tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Khu vực Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất.
Câu 29. Nhận định nào sau đây không đúng về sinh vật ở nước ta?
A. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.
B. Trong giới sinh vật, thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
C. Chủ yếu là rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đặc trưng là rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh.
D. Phổ biến là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau.
Câu 30. Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước không phải do
A. Bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người thấp, phải tăng năng suất lúa mới đáp ứng được nhu cầu lương thực của dân cư.
B. Sản lượng tăng nhanh trong khi diện tích tăng chậm hơn.
C. Dân cư Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh cao.
D. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, tạo điều kiện đẩy mạnh thâm canh.
Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết vùng nào ở nước ta có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất (dưới 60% - năm 2007)?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 32. Cho bảng số liệu:
SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG QUA MỘT SỐ NĂM
Năm | Tổng diện tích có rừng (triệu ha) | Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha) | Diện tích rừng trồng (triệu ha) | Độ che phủ (%) |
1943 | 14,3 | 14,3 | 0 | 43,0 |
1983 | 7,2 | 6,8 | 0,4 | 22,0 |
2005 | 12,7 | 10,2 | 2,5 | 38,0 |
2007 | 12,7 | 10,2 | 2,6 | 38,0 |
Để thể hiện sự biến động diện tích rừng nước ta giai đoạn 1943 - 2007, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Biểu đồ kết hợp cột chồng với đường. B. Biểu đồ kết hợp cột ghép với đường.
C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền.
Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng (năm 2007) của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Hạ Long, Thái Nguyên. B. Thái Nguyên, Việt Trì.
C. Hạ Long, Lạng Sơn. D. Hạ Long, Điện Biên Phủ.
Câu 34. Thiên tai gây tác hại lớn nhất đối với vùng Bắc Trung Bộ là
A. sương muối, gió bão. B. động đất, lũ lụt.
C. gió tây khô nóng, bão lũ. D. cát bay, cát chảy.
Câu 35. Nhận định nào sau đây không đúng về biển Đông?
A. Nằm giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
B. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Là biển rộng lớn thứ ba trong các biển của Thái Bình Dương.
D. Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
Câu 36. Người Việt đang sinh sống ở nước ngoài tập trung nhiều nhất ở
A. Pháp. B. Hoa Kì. C. Ôxtrâylia. D. Đức.
Câu 37. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho hoạt động du lịch nước ta chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay là do
A. cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng phát triển. B. tài nguyên du lịch phong phú.
C. chính sách Đổi mới của Nhà nước. D. hoạt động quảng bá du lịch rộng rãi.
Câu 38. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự kém phát triển của các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung nước ta là do
A. gây ô nhiễm môi trường. B. thị trường tiêu thụ hẹp.
C. vốn đầu tư ít. D. xa nguồn nhiên liệu.
Câu 39. Đồng bằng sông Hồng chịu lụt úng nghiêm trọng không phải do
A. triều cường. B. mặt đất thấp. C. có đê bao bọc. D. diện mưa bão rộng.
Câu 40. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp hàng hóa?
A. Mục đích sản xuất là tạo ra nhiều nông sản và quan trọng hơn là nhiều lợi nhuận.
B. Sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp và công nghệ mới.
C. Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ nông sản do họ sản xuất ra.
D. Mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.
------------------- Hết -------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa năm 2017
1. C; 2. A; 3. D; 4. A; 5. C; 6. B; 7. A; 8. B; 9. D; 10. B;
11. D; 12. C; 13. B; 14. C; 15. C; 16. C; 17. A; 18. D; 19. C; 20. B;
21. D; 22. C; 23. A; 24. C; 25. C; 26. D; 27. D; 28. A; 29. C; 30. B;
31. D; 32. A; 33. C; 34. C; 35. C; 36. B; 37. C; 38. D; 39. A; 40. D