Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Địa lý
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Tĩnh (Lần 1). Thông qua đề thi, các bạn học sinh sẽ làm quen với các dạng đề, biết điều chỉnh thời gian làm bài, rèn luyện và nâng cao trình độ. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới!
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT chuyên Bắc Kạn (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Trung Giã, Hà Nội (Lần 2)
TRƯỜNG THPT NT MINH KHAI | KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Mã đề thi 001 |
Câu 1: Trong cơ cấu ngành trồng trọt của nước ta, nhóm cây chiếm xu thế là
A. cây công nghiệp. B. cây rau đậu. C. cây ăn quả. D. cây lương thực.
Câu 2: Hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn (triệu lao động)
A. 1,5. B. 1,0. C. 0,5. D. 2,0.
Câu 3: Nước Việt Nam nằm ở
A. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.
B. rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
C. bán đảo Trung Ấn, khu vực nhiệt đới.
D. rìa phía đông Châu Á, khu vực ôn đới.
Câu 4: Khoáng sản có trữ lượng và giá trị nhất của vùng biển nước ta là
A. sa khoáng. B. cát. C. muối. D. dầu khí.
Câu 5: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
A. Tỉ lệ dân thành thị tăng. B. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
C. Trình độ đô thị hóa thấp. D. Phân bố không đồng đều giữa các vùng.
Câu 6: Căn cứ vào trang 4 và 5 của Atlat địalí Việt Nam, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không giáp biển?
A. Hậu Giang. B. Bình Thuận. C. Kiên Giang. D. Ninh Bình.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Lao Bảo. B. Lệ Thanh. C. Bờ Y. D. Tây Trang.
Câu 8: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng:
A. Tăng tỉ trọng khu II, giảm tỉ trọng khu vực I.
B. Tăng tỉ trọng khu III, tăng tỉ trọng khu vực I.
C. Giảm tỉ trọng khu I, giảm tỉ trọng khu vực II.
D. Giảm tỉ trọng khu II, giảm tỉ trọng khu vực III.
Câu 9: Mùa bão ở nước ta từ tháng.... đến tháng.....
A. VI-XI. B. V- X. C. VII-XII. D. IV-IX.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây đúng với nền nông nghiệp cổ truyền?
A. Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. B. Đẩy mạnh thâm canh.
C. Dùng nhiều sức người. D. Sử dụng nhiêu công nghệ mới.
Câu 11: Số dân tộc ở nước ta hiện nay là
A. 54. B. 52. C. 53. D. 55.
Câu 12: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG Ở NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2010.
(Đơn vị: %)
Năm | Tổng số | Chia ra | |
|
| Đánh bắt | Nuôi trồng |
2000 | 100,0 | 55,5 | 44,5 |
2010 | 100,0 | 38,4 | 61,6 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, nhà xuất bản Thống kê 2014)
Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản phân theo hoạt động ở nước ta năm 2000 và 2010, cần phải vẽ biểu đồ
A. cột chồng. B. miền. C. tròn. D. cột ghép.
Câu 13: Trong diện tích lãnh thổ nước ta, đồi núi chiếm
A. 1/4. B. 4/5. C. 5/6. D. 3/4.
Câu 14: Cà phê được trồng chủ yểu ở
A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Bắc.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn trong nhiều năm trở lại đây?
A. Tỉ trọng lao động ở nông thôn tăng, ở thành thị giảm.
B. Tỉ trọng lao động ở thành thị giảm, ở nông thôn giảm.
C. Tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm, ở thành thị tăng.
D. Tỉ trọng lao động ở nông thôn tăng, ở thành thị tăng.
Câu 16: Biểu hiện nào sau đây không đúng với việc nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
B. Đẩy mạnh sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu.
C. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.
D. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái.
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình nước ta?
A. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
B. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
C. Địa hình của vùng nhiệt đới khô hạn.
D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng
A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. D. Hải phòng, Đà Nẵng.
Câu 19: Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu sản phẩm nông nghiệp?
A. Nguồn nước khác nhau rất nhiều giữa các đồng bằng.
B. Địa hình đa dạng, có cả núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.
C. Các loại đất trồng khác nhau giữa các vùng đất nước.
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa rõ rệt theo lãnh thổ.
Câu 20: Nguyên nhân làm cho khí hậu mước ta có đặc điểm nhiệt đới gió mùa là:
A. trong năm Mặt Trời hai lần đi qua thiên đỉnh và vị trí nước ta tiếp giáp với biển Đông rộng lớn.
B. trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa Châu Á.
C. nước ta ở trong vùng nội chí tuyến, gần trung tâm Châu Á gió mùa, tiếp giáp với biển Đông rộng lớn.
D. vị trí nước ta nằm gấn trung tâm gió mùa Châu Á và tiếp giáp với biển Đông rộng lớn.
Câu 21: Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu, vì:
A. phần lớn biên giới nước ta nằm ở miền núi.
B. là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại.
C. thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh quốc gia.
D. phần lớn biên giới chạy theo các đỉnh núi, các hẻm núi...
Câu 22: Nhận xét nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển nước ta?
A. Độ rộng - hẹp của thềm lục địa không thay đổi theo từng đoạn bờ biển.
B. Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giau có.
C. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền
D. Thiên nhiên vùng biển nước ta tiêu biểu cho nhiệt đới gió mùa.
Câu 23: Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất phân theo ngành nông nghiệp nước ta giai đoạn 1995 - 2014.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành nông nghiệp nước ta giai đoạn 1995 - 2014.
C. Tình hình phát triển nông nghiệp nước ta giai đoạn 1995 - 2014.
D. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành nước ta giai đoạn 1995 – 2014.
Câu 24: Trong thời gian gần đây, cây công nghiệp lâu năm ở nước ta phát triển mạnh chủ yếu do
A. thị trường mở rộng. B. đất đai thích hợp.
C. khí hậu nhiệt đới. D. lao động dồi dào.
Câu 25: Đất đồng bằng bị ô nhiễm không phải do nguyên nhân nào sau đây gây ra?
A. Chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn. B. Chất độc hóa học các loại.
C. Dư lượng thuốc trừ sâu. D. Rác thải từ hoạt động du lịch.
Câu 26: Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào giữa và cuối mùa hạ là do:
A. tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ nhiệt đới
B. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.
C. trong và dải hội tụ nhiệt đới.
D. gió Tây Nam TBg và dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 27: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với hoạt động khai thác thủy sản của nước ta là
A. hoạt động của Tín phong. B. hoạt động của gió mùa Tây Nam.
C. hoạt động của bão hàng năm. D. hoạt động của gió phơn Tây Nam.
Câu 28: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều ở các đồng bằng lớn ở nước ta?
A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt.
B. Có nhiều mặt bằng để tập trung chuồng trại.
C. Có nhiều cở sở công nghiệp chế biến thịt.
D. Nhu cầu thịt, trứng của dân cư lớn.
Câu 29: Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO MÙA VỤ, GIAI ĐOẠ N 1995 – 2014
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm | Diện tích lúa cả năm | Trong đó | ||
|
| Lúa đông xuân | Lúa hè thu | Lúa mùa |
1995 | 6 765,6 | 2 421,3 | 1 742,4 | 2 601,9 |
2000 | 7 666,3 | 3 013,2 | 2 292,8 | 2 360,3 |
2005 | 7 329,2 | 2 942,1 | 2 349,3 | 2 037,8 |
2010 | 7 489,4 | 3 085,9 | 2 436,0 | 1 967,5 |
2014 | 7 813,8 | 3 116,5 | 2 734,2 | 1 963,1 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tổng diện tích lúa tăng đều qua các năm.
B. Diện tích lúa hè thu có tốc độ tăng nhanh nhất.
C. Diện tích lúa đông xuân có tốc độ tăng nhanh nhất.
D. Diện tích lúa hè thu lớn nhất, diện tích lúa mùa ít nhất.
Câu 30: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với sản phẩm chuyên môn hóa của đồng bằng sông Cửu Long?
1. Lúa, lúa có chất lượng cao.
2. Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói), cây ăn quả nhiệt đới.
3. Thủy sản (tôm).
4. Gia cầm (vịt đàn).
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 31: Cho biểu đồ:
QUY MÔ VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2006 VÀ 2010
(Đơn vị: %)
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?.
A. Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp phân theo các thành phần kinh tế đều tăng.
B. Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn lớn nhất, tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước luôn nhỏ nhất.
C. Quy mô giá trị sản xuất ngành công nghiệp phân theo thành phần kinh tế không thay đổi.
D. Giảm tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng thành phần ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 32: Căn cứ vào trang 9 và trang 6, 7 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với chế độ mưa nước ta?
A. Bạch Mã, Ngọc Linh là một trong những nơi mưa nhiều nhất ở nước ta.
B. Phan Rang là một trong những nơi mưa ít nhất của nước ta.
C. Từ tháng 11 đến tháng 4, nơi mưa nhiều nhất cả nước là Ngọc linh, Bạch Mã.
D. Từ tháng 5 đến tháng 10 mưa nhiều là Cao Bằng và Lạng Sơn.
Câu 33: Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, vì:
A. nhu cầu lớn về lao động có tay nghề cao.
B. các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng.
C. phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp.
D. tỉ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp cao.
Câu 34: Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu do tác động của
A. việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
B. sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp cần nhiều lao động.
C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.
Câu 35: Cho bảng số liệu
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo thành phần kinh tế nước ta
(đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm | Tổng số | Phân theo thành phần kinh tế | ||
|
| Khu vực nhà nước | Khu vực ngoài nhà nước | Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài |
1990 | 41.9 | 13.3 | 27.1 | 1.5 |
1995 | 228.9 | 92 | 122.5 | 14.4 |
2000 | 441.7 | 170.2 | 212.9 | 58.6 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, Nhà xuất bản thống kê, 2015)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Tổng sản phẩm trong nước của nước ta tăng liên tục.
B. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng nhanh nhất.
C. Khu vực Nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong tổng GDP.
D. Tốc độ tăng của các thành phần kinh tế không đều nhau.
Câu 36: Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo được thể hiện ở:
A. các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
B. các đảo và quần đảo là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.
C. các đảo và quần đảo tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
D. các đảo và quần đảo có nguồn tài nguyên phong phú.
Câu 37: Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam nước ta là do tại miền Bắc
A. nằm ở vĩ độ cao hơn. B. nằm gần biển.
C. nằm gần chí tuyến Bắc. D. có mưa phùn.
Câu 38: Để phòng chống tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp do thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa gây ra, nhiệm vụ quan trọng của nông nghiệp nước ta là phòng chống:
A. thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh. B. dịch bệnh, động đất, sâu bệnh.
C. sâu bệnh, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. D. dịch bệnh, lũ quét, sâu bệnh.
Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa mùa hạ khi thổi đến Bắc Bộ có hướng nào sau đây?
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Đông Nam. D. Tây Nam.
Câu 40: Sản lượng lúa của nước ta tăng trong những năm gần đây chủ yếu là do
A. tăng diện tích lúa mùa. B. đa dạng hóa nông nghiệp.
C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến. D. đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất.
----------- HẾT ----------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến năm 2017
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
1, D 2, B 3, B 4, D | 5, B 6, A 7, A 8, A | 9, A 10, C 11, A 12, C | 13, D 14, B 15, C 16, B | 17, C 18, C 19, D 20, C | 21, B 22, A 23, B 24, A | 25, D 26, B 27, C 28, A | 29, B 30, B 31, D 32, D | 33, D 34, C 35, C 36, A | 37, D 38, A 39, C 40, D |