Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 12 có đáp án
Tìm Đáp Án xin giới thiệu: Đề thi khảo sát lớp 12 trường THPT Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc môn Địa lý năm 2012 - 2013. Đề thi khảo sát nhằm đánh giá kiến thức của các bạn học sinh. Đề thi tập hợp những câu hỏi cơ bản để phù hợp mọi đối tượng học sinh. Hy vọng các bạn học sinh sẽ làm bài tốt.
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu, Đồng Tháp năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC |
ĐỀ THI KHẢO SÁT KHỐI 12
|
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm)
Câu I (2 điểm).
1. Đặc điểm thiên nhiên nhiều đồi núi có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta?
2. Tại sao việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay?
Câu II (3 điểm).
Hiện nay trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta, các vùng chuyên canh nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng. Anh (chị) hãy cho biết:
1. Thế nào là vùng chuyên canh cây công nghiệp?
2. Trình bày các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta?
Câu III (3 điểm).
Cho bảng số liệu: tỷ suất sinh và tỷ suất tử của nước ta, giai đoạn 1979 - 2009 (đơn vị: phần nghìn)
1. Tính tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên, vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỷ suất sinh, tỷ suất tử và tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta trong thời gian trên.
2. Từ bảng số liệu và biểu đồ hãy nhận xét và giải thích về tỷ suất sinh, tỷ suất tử và tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta.
PHẦN RIÊNG (2 điểm). Thí sinh chọn 1 trong 2 câu IVa hoặc IVb
Câu IV a.
Trình bày phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta, phương hướng nào là quan trọng nhất. Tại sao?
Câu IV b.
Tại sao nói khả năng để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long còn rất lớn? Nêu các biện pháp chủ yếu.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT KHỐI 12 MÔN ĐỊA LÝ
Câu | Nội dung trả lời | Điểm | ||||||||||
I (2đ) |
1. Thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi: - Vùng núi giàu tài nguyên khoáng sản, rừng thuận lợi PT công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, lâm sản. - Trữ năng thủy điện lớn, PT công nghiệp thủy điện (dẫn chứng). - Đất feralit, nhiều cao nguyên, sơn nguyên, đồng cỏ thuận lợi PT cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. - Tiềm năng để PT du lịch. * Khó khăn - Địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn ảnh hưởng đến trao đổi hàng hóa... - Ảnh hưởng thiên tai: sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, thiếu nước tưới vào mùa khô... 2. Việc làm là vấn đề kinh, tế xã hội lớn vì: - Nước ta có nguồn lao động dồi dào, nhưng trong điều kiện nền kinh tế chậm PT gây ra nhiều khó khăn. - Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao (số liệu). - Gây khó khăn trong việc PT kinh tế, nâng cao đời sống người dân. - Nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội phức tạp. |
0,75 0,25 1,0 |
||||||||||
II (3đ) |
1. Khái niệm: - Là vùng tập trung các loại cây công nghiệp trên cơ sở những thuận lợi đặc biệt về điều kiện tự nhiên cho 1 số cây công nghiệp có giá trị. - Nước ta hiện nay có 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn: Trung du miền núi bắc bộ, Tây Nguyên, Đông nam bộ. 2. Các vùng chuyên canh a. Đông nam bộ - Là vùng chuyên canh lớn số 1, bao gồm cả cây dài ngày và ngắn ngày. - Điều kiện tự nhiên + Địa hình: là vùng gò đồi lượn sóng, rộng và khá bằng phẳng. + Đất: đỏ ba dan và đất xám phù sa cổ. + Khí hậu: cận xích đạo nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió bão. - Điều kiện kinh tế xã hội + Dân đông, nguồn lao động dồi dào (số liệu). + Cơ sở vật chất kĩ thuật PT mạnh nhất trong cả nước (dẫn chứng). + Thị trường tiêu thụ ngày được mở rộng - Các cây trồng chính: + Cao su: lớn nhất cả nước (số liệu). + Cà phê: lớn thứ 2 cả nước. + Hồ tiêu, điều. + Mía, đậu tương, thuốc lá... b. Tây Nguyên - Là vùng chuyên chuyên canh lớn thứ 2 cả nước. - Điều kiện tự nhiên. + Địa hình: các cao nguyên xếp tầng. + Đất: đất đỏ ban màu mỡ. + Khí hậu: cận xích đạo gió mùa, có sự phân hóa theo độ cao. - Điều kiện kinh tế xã hội + Là vùng thu hút dân cư từ các vùng khác đến, lao động có nhiều kinh nghiệm. + Cơ sở hạ tầng nhìn chung còn nhiều hạn chế. - Các cây trồng chính + Cà phê: lớn nhất cả nước (số liệu). + Cao su: lớn thứ 2 cả nước. + Chè: lớn thứ 2 cả nước. + Dâu tằm, hồ tiêu, bông, điều. c. Trung du miền núi bắc bộ - Là vùng chuyên canh lớn thứ 3. - Điều kiện tự nhiên + Địa hình: đồi núi bị chia cắt mạnh. - Đất: ferralit phát triển trên đá phiến sét và đá vôi, phù sa cổ... - Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có 1 mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao. - Điều kiện kinh tế xã hội + Địa bàn sinh sống của các đồng bào dân tộc (30/54 dân tộc), lao động có nhiều kinh nghiệm. - Cơ sở vật chất vùng trung du khá phát triển, miền núi còn nhiều khó khăn. - Các cây trồng chính: chủ yếu các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. + Chè: lớn nhất cả nước + Hồi, quế, sơn, trẩu, sở, dâu tằm... |
0,5 1,0 0,75 0,75 |
||||||||||
III (3đ) |
1. Tính: tỷ lệ tăng tự nhiên = tỷ suất sinh - tỷ suất tử, đơn vị %
* Vẽ biểu đồ: 2 đường biểu diễn, 1 thể hiện tỷ suất sinh 1 thể hiện tỷ suất tử, khoảng cách giữa 2 đường là tỷ suất gia tăng tự nhiên. Yêu cầu có đầy đủ chú giải, tên, số liệu, đẹp và chính xác. Nếu thiếu 1 trong số các yêu cầu trên thì trừ 0,25 đ. 2. Nhận xét - giải thích - Tỷ suất sinh có xu hướng giảm (dc). - Tỷ suất tử có sự biến động (dc). - Tỷ suất tăng tự nhiên có xu hướng giảm (dc). - Nguyên nhân: kết quả của việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Do đời sống ngày càng được cải thiện... |
0,25 1,25 1,5 |
||||||||||
VI (2đ) |
IV a. * Phương hướng - Xây dựng cơ cấu công nghiệp linh hoạt, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước, thích nghi với cơ chế thị trường... - Đẩy mạnh PT các ngành chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng... đưa công nghiệp điện đi trước 1 bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường. - Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị... * Phương hướng quan trọng nhất là xây dựng cơ cấu linh hoạt… Vì: - Cơ cấu ngành là yếu tố quan trọng, xây dựng được cơ cấu ngành hợp lí sẽ thúc đẩy công nghiệp PT và ngược lại. - Thị trường là yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và PT của công nghiệp, giúp điều tiết quá trình sản xuất. - Thị trường luôn luôn biến động do vậy cơ cấu công nghiệp cũng phải biến đổi cho phù hợp. - Ví dụ. IVb. * Khả năng tăng sản lượng lớn vì: - Khả năng mở rộng diện tích gieo trồng của đồng bằng lớn: do diện tích đất hoang hóa của vùng còn nhiều (số liệu), diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn, đồng bằng mới chỉ sử dụng trên 50% diện tích của vùng, hệ số sử dụng ruộng đất còn thấp chủ yếu là ruộng 1 vụ. - Khả năng tăng năng suất còn lớn; năng suất của vùng còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng. * Phương hướng: - Khai hoang mở rộng diện tích bằng việc PT thủy lợi để cải tạo đất phèn, đất mặn, nâng cao hệ số sử dụng đất. - Thay đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra các giống mới có năng suất cao, có khả năng chịu phèn, chịu mặn cao. - Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản xa bờ. - Đẩy mạnh công nhiệp chế biến. - Bảo vệ tài nguyên môi trường. |
1,0 1,0 1,0 1,0 |
Trên đây là toàn bộ đề thi và đáp án môn địa lý trong kì thi khảo sát khối 12 năm học 2012 - 2013. Chúc các em đạt điểm cao trong kì thi của mình!