Đề thi khảo sát chất lượng môn Địa lý lớp 10
Đề thi khảo sát chất lượng môn Địa lý lớp 10 lần 1 năm học 2015 - 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh gồm đề thi cùng đáp án đi kèm, đây là tài liệu học tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, giúp các bạn ôn tập hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 10 năm học 2015 - 2016 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh
Đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lý lớp 10 năm học 2014 - 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp
SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN (Đề có 01 trang) |
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: ĐỊA LÍ ; LỚP : 10 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu I (3,0 điểm)
- Trình bày và giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
- Hãy giải thích vì sao miền ven Đại Tây Dương của tây bắc Châu Phi cùng nằm ở vĩ độ như nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô, còn nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều?
Câu II (2,0 điểm)
- Trình bày hoạt động của gió mùa ở vùng Nam Á và Đông Nam Á (nguyên nhân, hướng gió, tính chất, thời gian).
- Kể tên các loại gió hoạt động ở nước ta?
Câu III (2,0 điểm)
- Hãy nêu ví dụ minh họa về mối quan hệ giữa chế độ nước sông với chế độ mưa ở nước ta.
- Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu? Vì sao trồng ở đó?
Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA HÀ NỘI
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Nhiệt độTB (0C) |
16,4 |
17,0 |
20,2 |
23,7 |
27,3 |
28,8 |
28,9 |
28,2 |
27,2 |
24,6 |
21,4 |
18,2 |
- Vẽ biểu đồ đường thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hà Nội.
- Tính nhiệt độ trung bình năm (0C) và biên độ nhiệt độ năm (0C) của Hà Nội.
- Nhận xét về chế độ nhiệt của Hà Nội
Đáp án đề thi khảo sát chất lượng môn Địa lý lớp 10
Câu I (3,0 điểm)
1. Trình bày và giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
- Khí áp:
- Các khu khí áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Các khu áp thấp thường có lượng mưa lớn.
- Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa.
- Frông: Miền có F và nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều, đó là mưa F hoặc mưa dải hội tụ. Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa.
- Gió:
- Miền có gió mậu dịch mưa ít và gió mậu dịch chủ yếu là gió khô.
- Miền có gió mùa mưa nhiều vì trong một năm có nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa.
- Khu vực có gió tây ôn đới mưa nhiều vì có áp thấp hút gió.
- Dòng biển:
- Những nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.
- Nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.
- Địa hình
- Không khí ẩm chuyển động gặp địa hình cao, nhiệt độ giảm, càng mưa nhiều, tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.
- Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.
2. Hãy giải thích vì sao miền ven Đại Tây Dương của tây bắc Châu Phi cùng nằm ở vĩ độ như nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô, còn nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều?
- Tây Bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đới khô vì nằm ở khu vực có áp cao thống trị thường xuyên, gió chủ yếu là gió mậu dịch, ven bờ lại có dòng biển lạnh.
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều vì không bị áp cao ngự trị thường xuyên, có gió mùa và dòng biển nóng chảy qua.
Câu II (2,0 điểm)
1. Trình bày hoạt động của gió mùa ở vùng Nam Á và Đông Nam Á (nguyên nhân, hướng gió, tính chất, thời gian).
- Gió mùa mùa hạ:
- Nguyên nhân: Vào mùa hạ ở bán cầu Bắc, khu vực chí tuyến nóng nhất do đó hình thành áp thấp I-ran( Nam Á). Vì vậy, gió Mậu dịch từ bán cầu Nam vượt qua xích đạo bị lệch hướng trở thành gió tây nam.
- Hướng gió: tây nam.
- Tính chất:mang theo nhiều hơi ẩm và gây mưa.
- Thời gian: mùa hè.
- Gió mùa mùa đông:
- Nguyên nhân: về mùa đông, lục địa lạnh, các áp cao thường xuyên ở Bắc Cực phát triển mạnh và chuyển dịch xuống phía nam.
- Hướng gió: đông bắc.
- Tính chất: lạnh khô.
- Thời gian: mùa đông.
2. Kể tên các loại gió hoạt động ở nước ta?
- Gió mậu dịch
- Gió mùa
- Gió đất, gió biển
- Gió fơn
Câu III (2,0 điểm)
1. Hãy nêu ví dụ minh họa về mối quan hệ giữa chế độ nước sông với chế độ mưa ở nước ta.
- Nước ta ở khu vực nhiệt đới gió mùa có một mùa mưa và một mùa khô, nên sông ngòi nước ta có một mùa nước lũ và một mùa nước cạn. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô.
- Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường.
2. Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu? Vì sao trồng ở đó?
- Trên các lưu vực sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở những vùng núi cao, thượng nguồn của sông.
- Vì rừng phòng hộ góp phần điều tiết nước, giảm lũ lụt.
Câu IV (3,0 điểm)
1. Vẽ biểu đồ đường thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hà Nội.
- Yêu cầu: Chính xác về số liệu và khoảng cách các tháng; có tên và chú giải
2. Tính nhiệt độ trung bình năm (0C) và biên độ nhiệt độ năm (0C) của Hà Nội.
- Biên độ nhiệt: 12,5 (0C)
- Nhiệt độ trung bình năm: 23,5 (0C)
3. Nhận xét về chế độ nhiệt của Hà Nội
- Hà Nội thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình năm cao (d/c)
- Chênh lệch nhiệt độ các trong năm lớn (d/c), có 3 tháng nhiệt độ dưới 200C (d/c)