Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 10
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 10 trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Bắc Ninh năm học 2014 - 2015 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Địa lý 10 cũng như tham khảo làm thử đề học sinh giỏi, làm quen nhiều đề học sinh giỏi. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 10 trường THPT Trại Cau, Thái Nguyên năm học 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi lớp 10 THPT tỉnh Hà Tĩnh năm học 2012 - 2013 môn Địa lí - Có đáp án
Đề thi học sinh giỏi lớp 10 THPT tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 môn Địa lý - Có đáp án
SỞ GD &ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC |
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 -2015 Môn thi: Địa lí - Khối: 10 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 30/ 1/2015. |
Câu I (6,0 điểm)
- Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Tại sao thủy chế sông Cửu Long khá điều hòa?
- Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng sau:
Mùa |
Theo dương lịch ở Bán Cầu Bắc |
Theo âm – dương lịch ở Bán Cầu Bắc |
Xuân |
4 hoặc 5-2 (lập xuân) đến 5 hoặc 6 – 5 (lập hạ) |
|
Hạ |
||
Thu |
||
Đông |
Câu II (4,0 điểm).
- So sánh quy luật địa ô và quy luật đai cao.
- Tại sao tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ?
Câu III (4,0 điểm):
- Phân tích mối quan hệ giữa công nghiệp hóa với đô thị hóa.
- So sánh sự khác biệt về đặc điểm sản xuất công nghiệp so với sản xuất nông nghiệp
Câu IV (6 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Sản xuất lương thực thế giới thời kì 1990 - 2008 (đơn vị: triệu tấn)
Năm |
1990 |
2008 |
Lúa mì |
592.4 |
689.9 |
Lúa gạo |
511.0 |
685.0 |
Ngô |
480.7 |
822.7 |
Cây LT khác |
365.9 |
312.7 |
Tổng số |
1950.0 |
2510.3 |
- Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu lương thực của thế giới năm 1990 - 2008
- Nhận xét tình hình sản xuất lương thực thế giới thời kì 1990 - 2008
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 10
Câu I (6,0 điểm)
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:
- Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm:
- Ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa ở nơi đó.
- Ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao, nước sông chủ yếu do băng tuyết tan cung cấp.
- Ở những nơi đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước của sông
- Địa thế, thực vật và hồ đầm:
- Địa thế: Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng. Vì thế, mưa to trong thời gian ngắn, lũ lên rất nhanh.
- Thực vật: điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt.
- Hồ, đầm: Hồ, đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông.
- Thủy chế sông Cửu Long khá điều hòa vì:
- Do đặc điểm của lưu vực và trắc diện (dòng sông dài, có dạng lông chim, lưu vực lớn, độ dốc bình quân nhỏ).
- Do tác động điều tiết của hồ Tônlêxap (Campuchia)
(Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm)
2. Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành bảng sau:
Mùa | Theo dương lịch ở Bán Cầu Bắc | Theo âm - dương lịch ở Bán Cầu Bắc |
Xuân | 21-3 (xuân phân) đến 22- 6 (hạ chí) | 4 hoặc 5-2 (lập xuân) đến 5 hoặc 6 – 5 (lập hạ) |
Hạ | 22 - 6 (hạ chí) đến 23 – 9 (thu phân) | 5 hoặc 6 - 5 (lập hạ) đến 7 hoặc 8 -8 (lập thu) |
Thu | 23 - 9 (thu phân) đến 22 – 12 (đông chí) | 7 hoặc 8 -8 (lập thu) đến 7 hoặc 8 -11 (lập đông) |
Đông | 22 -12 (đông chí) đến 21 - 3 năm sau (xuân phân) | 7 hoặc 8 -11 (lập đông) đến 4 hoặc 5-2 năm sau (lập xuân) |
Câu II (4,0 điểm).
1. So sánh giữa quy luật địa ô và quy luật đai cao
* Giống nhau:
- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
- Do nguồn năng lượng bên trong TĐ tạo ra sự phân chia bề mặt TĐ thành lục địa, đại dương và địa hình núi (độ cao và hướng núi)
* Khác nhau:
Quy luật địa ô | Quy luật đai cao | |
Khái niệm | là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ | là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình |
Nguyên nhân | Do sự phân bố đất liền, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa phân hóa từ đông sang tây; các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến. | Do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi. |
Biểu hiện | Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ. | Sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao |
2. Tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ vì:
- Ảnh hưởng của các dòng biển (dòng biển nóng đi qua có mưa, ngược lại dòng biển lạnh đi qua mưa ít).
- Ảnh hưởng của địa hình (độ cao, hướng sườn) và tính chất mặt đệm (sự phân bố mặt đệm là lục địa hay đại dương).
- Gió và khí áp: gió Tây ôn đới mưa nhiều, gió Mậu dịch mưa ít, các dãi cao áp mưa ít, áp thấp mưa nhiều.
Câu III (4,0 điểm):
1. Phân tích mối quan hệ giữa công nghiệp hóa với đô thị hóa.
- Công nghiệp hóa phát triển góp phần làm tăng nhanh số lượng dân cư thành thị, thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn (Phân tích)
- Đô thị hóa phát triển dẫn đến cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển, thu hút lao động từ các vùng nông thôn tới, góp phần bổ sung lao động cho các khu công nghiệp, các trung tâm công nghiệp, là cơ sở để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.
2. So sánh sự khác nhau giữa đặc điểm sản xuất công nghiệp với nông nghiệp
Nông nghiệp |
Công nghiệp |
- Tư liệu sx chủ yếu là đất đai - Đối tượng lao động là cây trồng vật nuôi - SX nông nghiệp tuân theo quy luật sinh học, quy luật của tự nhiên - SX nông nghiệp theo tính mùa vụ và phụ thuộc vào tự nhiên: quỹ đất thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng còn tương đối dài, không giống nhau. - Trong nền kinh tế hiện đại nông nghiệp trở thành sx hàng hóa: biểu hiện ở việc hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, gắn liền với công nghiệp chế biến nông sản làm tăng giá trị của sản phẩm |
- Tư liệu sản xuất là Máy móc - Đối tượng lao động là môi trường tự nhiên - Sản xuất công nghiệp gồm 2 gđ, 2 gđ có thể tiến hành đồng thời và có thể cách xa nhau về thời gian - SX cn có tính tập trung cao độ: Trên một diện tích nhất định có thể XD nhiều xí nghiệp công nghiệp thu hút nhiều lao động, tạo ra mốt lương sp lớn. - SX công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Hình thức chuyên môn hóa và hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò đặc biệt trong sx công nghiệp. |
Câu IV (6 điểm)
1. Vẽ biểu đồ tròn là thích hợp nhất
Xử lí số liệu
* Tính cơ cấu:
Cơ cấu sản xuất lương thực thế giới thời kì 1990 -2008 (đơn vị: %)
Năm |
1990 |
2008 |
Lúa mì |
30.4 |
27.5 |
Lúa gạo |
26.2 |
27.3 |
Ngô |
24.6 |
32.8 |
Cây LT khác |
18.8 |
12.4 |
Tổng số |
100 |
100 |
* Tính bán kính
Giả sử bán kính năm 1990 là R 1990 = (1 đvbk)
Thì R2008 = 1.13 ( đvbk)
* Vẽ biểu đồ: đúng, chính xác, ghi chú đầy đủ
2. Nhận xét:
- Sản lượng các cây lương thực trên thế giới đều tăng (dc)
- Trong đó cây ngô tăng nhanh nhất (dc)
- Trong cơ cấu cây lương thực: Năm 1990 cây lúa mì chiếm tỉ trọng cao nhất (30.4%), đến năm 2008 giảm còn 27.5% (giảm 3,1%)
- Tiếp đến tỉ trọng cây lúa gạo năm 1990 (26.2%), đến năm 2008 tăng lên 27.3% (tăng 1.1%)
- Năm 1990 cây ngô chiếm 24.6%, chiếm tỉ trọng thấp nhất trong ba cây lương thực, thì đến năm 2007 tăng lên 32.8%, (tăng 8,2%) và chiếm tỉ trong cao nhất.
- Còn các cây lương thực khác có tỉ trọng giảm (dc)