Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 môn Văn

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Cẩm Vũ, Hải Dương năm học 2016 - 2017 là đề kiểm tra đầu năm lớp 7 nhằm đánh giá chất lượng học sinh, giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức Ngữ văn 6 hiệu quả, từ đó bước vào năm học mới một cách đầy tự tin và chủ động.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Cẩm Vũ, Hải Dương năm học 2017 - 2018

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 7 phòng GD&ĐT Bình Giang, Hải Dương năm 2014 - 2015

PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG

TRƯỜNG THCS CẨM VŨ

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi gồm: 01 trang

Câu 1 (5 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Thỉnh thoảng , muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phach phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

(Ngữ Văn 6 - tập 2)

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?

c. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?

d. Cho biết nội dung của đoạn trích trên?

Câu 2 (5 điểm):

Em hãy tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.

----------------------Hết----------------------

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 môn Văn

Câu 1. (5.0 điểm)

a.

  • Mức tối đa (1,0 điểm): Đoạn trích được trích trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên”. Tác giả Tô Hoài.
  • Mức chưa tối đa (0,25 - 0,75 điểm): Xác định tên tác phẩm hoặc tác giả còn sai.
  • Mức không đạt (0 điểm): Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.

b. Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh:

– Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

-> So sánh ngang bằng.

– Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

-> So sánh ngang bằng.

  • Mức tối đa (2,0 điểm): Bài làm đạt được các yêu cầu trên.
  • Mức chưa tối đa (0,25 – 1,75 điểm): Bài làm chưa xác định được câu văn sử dụng phép tu từ hoặc chưa xác định được phép tu từ thuộc loại nào. Tùy mức độ GV cho điểm phù hợp.
  • Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc làm sai.

c. Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt và hình ảnh miêu tả trở nên cụ thể và sinh động.

- Mức tối đa (1,0 điểm): trả lời đầy đủ nội dung trên.

- Mức chưa tối đa (0,25 - 0,75 điểm): Bài làm còn chưa nêu đầy đủ các tác dụng của phép tu từ.

- Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc làm sai.

d. Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Qua đó bộc lộ được tính cách của nhân vật.

  • Mức tối đa (1,0 điểm): trả lời đầy đủ nội dung trên.
  • Mức chưa tối đa (0,25 - 0,75 điểm): Bài làm còn chưa nêu đầy đủ nội dung trên.
  • Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc làm sai.

Câu 2. (5.0 điểm)

I. Tiêu chí về nội dung các phần bài viết (4.0 điểm)

1. Mở bài (0,5 điểm)

  • Giới thiệu chung quang cảnh giờ ra chơi .
  • Tiếng trống báo giờ ra chơi ở tiết thứ hai .
    • Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo.
    • Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết dẫn dắt, giới thiệu vấn đề phù hợp nhưng chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ.
    • Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có mở bài.

2.Thân bài (3,0 điểm): Bài viết đảm bảo các ý cơ bản sau:

  • Bắt đầu giờ ra chơi:
    • Các học sinh đổ ra từ các cánh cửa lớn của lớp học.
    • Tập thể dục.
    • Không khí vui nhộn
  • Những hình ảnh và sinh hoạt trong giờ ra chơi :
    • Dưới bóng cây xanh các bạn nữ đang nhảy dây.
    • Đằng xa tiếng nói chuyện huyên náo, các bạn nam đang chơi trò chơi.
    • Các hành lang: thầy cô đang nhìn chúng em vui chơi.
  • Mức tối đa (3,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên.
  • Mức chưa tối đa (từ 0,25 - 2,75 điểm): Chưa đảm bảo yêu cầu trên.
  • Mức không đạt (0 điểm): Viết linh tinh hoặc không làm bài.

3. Kết bài (0,5 điểm):

  • Trống báo giờ vào lớp.
  • Phát biểu cảm nghĩ về giờ ra chơi.
    • Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên. Kết bài hay, ấn tượng.
    • Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Kết bài sơ sài, chưa hay
    • Mức không đạt (0 điểm): Không có kết bài.

II. Các tiêu chí khác (1,0 điểm)

1. Hình thức (0,5 điểm)

  • Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh viết được một bài văn với đủ 3 phần (mở bài thân bài, kết bài); trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
  • Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Còn mắc lỗi trong khi trình bày, viết chính tả.
  • Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thiếu nhiều ý, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.

2. Sáng tạo (0,25 điểm)

  • Mức tối đa (0,25 điểm): Bài viết thể hiện sự tìm tòi, tự học hỏi, sáng tạo của bản thân.
  • Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không có tính sáng tạo, thiếu hiểu biết.

3. Diễn đạt (0,25 điểm)

  • Mức tối đa (0,25 điểm): HS biết cách liên kết câu văn chặt chẽ, phát triển nội dung bài viết theo trật tự lô gic giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài.
  • Mức không đạt (0 điểm): HS không biết cách diễn đạt, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết phát triển ý, các ý trùng lặp, lộn xộn...
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm