Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 môn Văn
Tìm Đáp Án xin giới thiệu Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 7 trường TH&THCS Sao Việt, Gia Lai năm học 2017 - 2018 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức. Đề thi có kèm theo đáp án, các em có thể kiểm tra ngay sau khi luyện tập. Chúc các em học tốt.
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 môn Ngữ văn huyện Kim Sơn, Ninh Bình
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.PLEIKU TRƯỜNG TH&THCS SAO VIỆT NĂM HỌC: 2017 – 2018 |
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1 (2.0 điểm).
Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".
(Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)
a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn?
c) Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì?
d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên?
Câu 2 (3.0 điểm).
Phát hiện và phân tích giá trị của phép tu từ trong bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
(Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 35)
Câu 3 (5.0 điểm).
Hãy tả về người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, thầy, cô, ...).
–––––––– Hết ––––––––
Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 môn Văn
Câu 1
a. Văn bản: Cổng trường mở ra - Lý Lan (0,5)
b. Từ ghép đẳng lập: can đảm, kì diệu (0,5)
c. Thế giới kì diệu có thể là: thế giới của tri thức, tình bạn, tình thầy trò, thế giới của ước mơ ... (0,5)
d. Ý nghĩa: khẳng định ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. (0,5)
Câu 2
a. Yêu cầu chung: Vận dụng kĩ năng làm bài tập về phép tu từ, trình bày diễn đạt thành đoạn văn (bài văn) (0,5)
b. Yêu cầu cụ thể:
- Giới thiệu được nội dung bài ca dao: Ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ, gợi nhắc bổn phận làm con (0,25)
- Nêu tên được phép tu từ so sánh, ẩn dụ (0,25)
- Phép so sánh: (0,25)
Công cha - núi ngất trời
Nghĩa mẹ - nước ở ngoài biển Đông
- Phép ẩn dụ: Công lao của cha mẹ được ví ngầm với núi cao biển rộng mênh mông (câu 3) (0,25)
- Ý nghĩa:
- So sánh công cha với núi ngất trời: khẳng định công lao của cha dành cho con vô cùng lớn lao, vững chãi. (0,5)
- So sánh Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông: khẳng định tình yêu thương mẹ dành cho con bao la, vô tận, hào phóng, mát lành, mềm mại, êm dịu. (0,5)
- Qua những hình ảnh lớn lao kì vĩ, vĩnh hằng của thiên nhiên (núi cao biển rộng mênh mông) tác giả dân gian khẳng định và ca ngợi công lao của cha mẹ sánh ngang tầm trời đất; từ đó gợi nhắc bổn phận làm con cho mỗi người. (0,5)
Câu 3
a. Yêu cầu chung: Làm đúng kiểu bài tự sự: kể việc
- Chọn sự việc có ý nghĩa, ngôi kể hợp lí
- Bố cục hợp lí, rõ ràng
- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, viết câu …
- Trình bày sạch đẹp
b. Yêu cầu cụ thể:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng được tả. - Thân bài: Tả chi tiết: Từ hình dáng bên ngoài đến cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ, việc làm. (Kết hợp tả, kể xen biểu cảm).
- Kết bài: Cảm nghĩ về đối tượng được miêu tả.
c. Biểu điểm:
* Lưu ý: Vì đây là một đề tập làm văn theo hướng mở nên học sinh có thể sáng tạo theo nhiều hướng khác nhau, song vẫn phải đảm bảo câu chuyện có ý nghĩa tích cực, thể hiện quá trình nhận thức của bản thân học sinh để có được những kĩ năng sống tốt hơn. Vì vậy, giám khảo cần đọc kĩ bài làm của học sinh để có cách đánh giá chính xác, linh hoạt; trân trọng những bài văn kể chân thực, xúc động, sự việc chọn kể có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
- Xây dựng được câu chuyện theo yêu cầu trên, kể hợp lý, hấp dẫn, giàu cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. (4,5 - 5)
- Đạt được cơ bản các yêu cầu, có cảm xúc nhưng còn mắc ít lỗi diễn đạt, không mắc lỗi chính tả. (3,5 - 4)
- Đạt cơ bản các yêu cầu, ít cảm xúc, mắc một vài lỗi diễn đạt, chính tả. (2,5 - 3)
- Chưa kể được diễn biến sự việc (câu chuyện), bố cục không rõ ràng, ý nghĩa chưa sâu sắc, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. (1 - 2)
- Lạc đề hoặc không làm bài. (0)