Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 6 môn Ngữ văn
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 6 môn Ngữ văn năm 2014 - 2015 trường THCS Tự Cường, Hải Phòng là đề kiểm tra đầu năm nhằm đánh giá chất lượng học sinh từ lớp 5 lên lớp 6. Đề thi có kèm theo đáp án, hi vọng sẽ giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả.
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 6 môn Ngữ văn năm 2014-2015 trường THCS Liên Châu, Hà Nội
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 6 môn Ngữ văn năm 2014-2015 trường THCS Cao Viên, Hà Nội
Trường THCS Tự Cường
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Ngữ văn 6 – Thời gian 90'
I. TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM): Chọn đáp án đúng nhất trong các câu trả lời sau:
1. Dòng nào nói đúng nhất chủ đề của truyện Thánh Gióng.
A. Nguồn gốc và chiến công của người anh hùng. C. Đánh giặc cứu nước
B. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết. D. Vai trò của nhân dân
2. Các truyện cổ tích thường được trình bày theo phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả C. Miêu tả và tự sự
B. Tự sự D. Tự sự và biểu cảm.
3. Kết thúc truyện, Thánh Gióng bay về trời.. Chi tiết này nói lên điều gì?
A. Thể hiện Gióng không muốn ở lại trần gian.
B. Thể hiện Gióng đã hoàn thành nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao, và Gióng không ham lợi danh quyền thế.
C. Vì Gióng ăn quá khỏe, trần gian không thể đử sức nuôi Gióng.
D. Cả ba đáp án trên đều sai.
4. Nghe thấy tiếng sứ giả rao tìm người tài giúp nước, Thánh Gióng cất tiếng gọi: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây...". Câu nói của đứa trẻ lên ba thần kì này có ý nghĩa gì?
A. Là câu nói yêu nước, xin được giết giặc cứu nước.
B. Câu nói xin ân huệ của nhà vua.
C. Là câu nói nhờ mẹ giúp đỡ.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
5. Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của ngườn xưa được hình tượng hóa.
A. Đúng.
B. Sai.
6. Dòng nào sau đây không nói đúng vai trò của hành động bốc núi, chuyển đồi của Sơn Tinh để chặn nước dâng cuồn cuộn của Thủy Tinh?
A. Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng.
B. Gây hứng thú cho người đọc, người nghe.
C. Gây cười
D. Là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa.
7. Các từ sau đây từ nào không phải là từ Hán Việt?
A. Cầu hôn B. Sính lễ.
C. Tráng sĩ D. Cưới gả.
8. Câu trả lời nào đúng nhất cho câu hỏi: tự sự là gì?
A. Là trình bày diễn biến sự việc.
B.Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc và kết cục của chúng..
C. Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
D. Là yếu tố hoang đường ,không có thực, giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn.
II TỰ LUẬN (8 ĐIỂM)
Câu 1 (2 điểm):
a, Hãy khôi phục lại dấu câu trong phần ngoặc đơn và viết lại chính tả cho đúng.
Một hôm ( ) có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó ( ) thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn ( ) hắn nghĩ bụng ( ) ( ) người này khỏe như voi ( ) nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu ( ) ( ) Lí Thông lân la gợi chuyện ( ) rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em.
b, Từ bụng trong đoạn văn trên được dùng theo nghĩa nào? Hãy giải nghĩa?
Câu 2 (6 điểm):
Năm năm tiểu học đã trôi qua, các thầy cô giáo đã để lại nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong em. Em hãy viết một bài văn để tả lại thầy giáo (hoặc cô giáo) của mình.
Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 6 môn Ngữ văn
I. Trắc nghiệm:
Câu 1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
B |
B |
A |
A |
C |
D |
C |
II. Tự luận:
Câu 1
a, Điền dấu câu đúng: 1đ, sửa chính tả đúng 0,25đ (Nếu thiếu hoặc sai cứ 2 dấu câu trừ 0,2đ, sai chính tả không cho điểm)
Một hôm (,) có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó (.) Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn (,) hắn nghĩ bụng (:) (") Người này khỏe như voi (.) Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu (") (.) Lí Thông lân la gợi chuyện (,) rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em.
b, Từ bụng dùng theo nghĩa chuyển (0,25đ).
Ý nghĩa: "biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung". (0,5đ)
Câu 2:
* Nội dung (5đ)
- Mở bài (0,5đ) Giới thiệu cụ thể nhân vật định tả
- Thân bài (3,0đ)
- Tả ngoại hình: Những đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, nước da...(1,75đ)
- Tả tính tình, hoạt động, lời nói, cử chỉ, thói quen, cách ứng xử... (1,25đ)
- Kết bài (0,5đ) Cảm nghĩ chung về người được tả.
* Hình thức: (1,5đ)
- Bài có bố cục ba phần rõ ràng, phần thân bài chia đoạn theo từng ý lớn định tả (0,5đ)
- Trình bày sạch đẹp, không sai chính tả, hành văn lưu loát, đúng đặc trưng là văn tả người. (1,0đ)