Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9
Để đạt được kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi, các em đừng quên tham khảo: Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 tỉnh Bắc Ninh năm học 2016 - 2017. Đề thi giúp các em làm quen với các dạng câu hỏi, cấu trúc đề thi. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô và các em học sinh.
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Phòng GD&ĐT Thanh Oai, Hà Nội năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 thành phố Hải Dương năm học 2016 - 2017 vòng 1
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 thành phố Hải Dương năm học 2016 - 2017 vòng 2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH |
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút |
Câu 1: (3.0 điểm) Phân tích tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai đến cuộc sống con người?
Câu 2: (3.0 điểm) Trình bày xu thế phát triển chung của thế giới sau "chiến tranh lạnh"? Trong xu thế đó, "Cộng đồng kinh tế ASEAN" ra đời (31/12/2015). Sự kiện này đặt Việt Nam trước những thời cơ và thách thức gì?
Câu 3: (5.0 điểm) Trình bày hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1930. Phân tích cống hiến lớn nhất của Người đối với cách mạng Việt Nam trong thời kì này?
Câu 4: (5.0 điểm) Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã chủ động đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân Pháp như thế nào từ 6/3/1946 đến 19/12/1946?
Câu 5: (4.0 điểm) Kể tên hai thắng lợi có ý nghĩa chiến lược về chính trị, ngoại giao của quân dân hai miền Nam - Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) và rút ra ý nghĩa của những thắng lợi đó?
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9
Câu 1
* Khẳng định cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai đã đạt được nhiều thành tựu và có tác động to lớn đến cuộc sống con người.
* Tác động
- Tích cực:
- Cách mạng KHKT đã mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người...
- Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động.
- Thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực...
- Nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao, hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
- Tiêu cực:
- Việc chế tạo các loại vũ khí quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống...Tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
- Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, dịch bệnh mới ...
- Những đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh với con người.
Câu 2
* Các xu thế phát triển chung của thế giới sau "chiến tranh lạnh": Tháng 12-1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt "chiến tranh lạnh". Từ đó, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển, diễn ra theo các xu hướng sau:
- Một là, xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế...
- Hai là, sự tan rã của Trật tự hai cực Ianta và thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. Nhưng Mĩ lại chủ trương thiết lập "thế giới đơn cực" để dễ bề chi phối, thống trị thế giới.
- Ba là, từ sau "chiến tranh lạnh" và dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Bốn là, tuy hoà bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến...
* Thời cơ và thách thức của Việt Nam:
- Thời cơ: Tạo điều kiện để Việt Nam học hỏi khoa học, kĩ thuật, trình độ quản lý của các nước trong khu vực, tiếp nhận nguồn vốn đầu tư... Mở rộng thị trường, nhanh chóng bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển kinh tế của khu vực và thế giới.
- Thách thức: Việt Nam đứng trước sứ cạnh tranh về dịch vụ đầu tư, cạnh tranh về chất lượng hàng hóa, sức ép rất lớn về cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ...
Câu 3
* Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1930:
- Tháng 6/1919, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Vec-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam đòi Chính phủ Pháp công nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết dân tộc của nhân dân Việt Nam.
- Tháng 7/1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin...
- Tháng 12/1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
- Năm 1921, Người cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa... xuất bản báo Người cùng khổ và viết bài cho các báo ...
- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân...
- Tháng 5/1924, Người dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản ...
- Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) và tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam đang có mặt ở đây.
- Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Từ 1925 - 1927, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng.
- Đầu năm 1930, Người đã thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Phân tích cống hiến lớn nhất:
- Khẳng định được cống hiến lớn nhất là: tìm ra con đường cứu nước đúng đắn - con đường cách mạng vô sản.
- Phân tích:
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại... Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo...
- Sau khoảng 10 năm bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và xác định con đường giải phóng dân tộc là đi theo con đường cách mạng vô sản. Sự kiện này đã giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước...
Câu 4
* Kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946):
- Ngày 28/2/1946, Pháp và Trung Hoa dân quốc kí Hiệp ước Hoa - Pháp... Bản Hiệp ước đặt Việt Nam đứng trước hai lựa chọn ...
- Để tránh tình trạng phải đối phó cùng lúc với nhiều kẻ thù, và tranh thủ thời gian ... Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp Bản Hiệp định Sơ bộ.
- Việc kí Hiệp định Sơ bộ là chủ trương đúng đắn và kịp thời của Chính phủ. Nhờ đó, tránh được cuộc chiến bất lợi... Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc và tay sai ra khỏi nước ta, có thêm thời gian hòa bình...
* Kí Tạm ước (14/9/1946):
- Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, Pháp vẫn đẩy mạnh xung đột ...
- Để cứu vãn nền hòa bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động đàm phán và kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước (14/9/1946)...
- Bản Tạm ước đã giúp ta có thêm thời gian xây dựng, củng cố lực lượng...
* Phát động Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946):
- Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), thực dân Pháp vẫn tìm cách phá hoại, nhằm xâm lược nước ta một lần nữa ... Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư...
- Khả năng hòa hoãn không còn nữa, sự nhân nhượng của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã đến giới hạn cuối cùng...Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến (19/12/1946).
Câu 5
* Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược về chính trị: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)
- Đại hội đã đề ra được đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam: tiến hành đồng thời cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- Nghị quyết của Đại hội đã soi sáng những vấn đề chủ yếu của cách mạng Việt Nam... hướng dẫn và thúc đẩy nhân dân hai miền hăng hái chiến đấu giành thắng lợi trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước...
* Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược về ngoại giao: Hiệp định Pari (27/1/1973)
- Hiệp định Pari là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân dân ta ở hai miền Nam - Bắc. Với bản hiệp định này, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
- Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng của nhân dân ta. Với thắng lợi này, nhân dân ta đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút"... tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam...