Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lí năm học 2017 - 2018 tỉnh Hải Dương là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh trong quá trình dạy và học bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12, đồng thời làm quen nhiều dạng ra đề khác nhau đến từ các trường trên toàn quốc.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn thi: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút (không tính thời gian giao đề) Đề thi gồm có 01 trang |
Câu I (2,0 điểm):
1. So sánh đặc điểm của gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới.
2. Phân biệt cơ cấu dân số già với cơ cấu dân số trẻ. Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ đến phát triển kinh tế - xã hội?
Câu II (1,0 điểm): Trình bày những biểu hiện chính của biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì sao Việt Nam được nhận định là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay?
Câu III (2,0 điểm):
1. Phân tích ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ phần đất liền đến tự nhiên nước ta?
2. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 13, hãy trình bày đặc điểm lát cắt địa hình CD, từ đó rút ra đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc.
Câu IV (2,0 điểm):
1. Phân tích những thuận lợi của địa hình ven biển đến phát triển kinh tế biển nước ta.
2. Chứng minh rằng Biển Đông đem lại cho nước ta nguồn tài nguyên biển phong phú nhưng cũng không ít những khó khăn.
Câu V (3,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và 2007 (Đơn vị: tỉ đồng)
Năm |
2000 |
2007 |
Thành phần kinh tế | ||
Tổng số |
273.666 |
461.343 |
- Kinh tế nhà nước |
111.522 |
179.718 |
- Kinh tế ngoài nhà nước |
132.546 |
220.301 |
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài |
29.598 |
61.324 |
1. Vẽ biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2007.
2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, nhận xét và giải thích sự thay đổi qui mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta.
------------Hết-------------
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam tái bản, chỉnh lí và bổ sung từ năm 2009)
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12
Câu |
ý |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
|||||||||||||||
Câu I (2,0 điểm) |
1. So sánh đặc điểm gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới |
1,00 |
||||||||||||||||
* Giống nhau: Đều xuất phát từ các khu áp cao cận nhiệt đới, thổi quanh năm * Khác nhau: - Về phạm vi hoạt động: + Gió Mậu dịch thổi từ áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo. + Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới. - Về hướng gió: + Gió Mậu dịch: hướng đông bắc ở BCB, hướng đông nam ở BCN + Gió Tây ôn đới: hướng tây (BCB hướng tây nam, BCN hướng tây bắc) - Về tính chất gió: + Gió Mậu dịch khô, ít gây mưa. + Gió Tây ôn đới ẩm, gây mưa nhiều. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
|||||||||||||||||
2. Phân biệt cơ cấu dân số già với cơ cấu dân số trẻ. Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ đến phát triển kinh tế- xã hội. |
1,00 |
|||||||||||||||||
* Bảng phân biệt: Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ.
* Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ đến phát triển kinh tế- xã hội. - Nước có cơ cấu dân số trẻ: + Thuận lợi: dự trữ nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Lao động trẻ, năng động… +Khó khăn: gây sức ép đến các vấn đề kinh tế, xã hội (việc làm, chỗ ở, trật tự xã hội…); động lực tăng dân số… - Nước có dân số già + Thuận lợi: có sự ổn định trong nguồn lao động, nguồn lao động có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm … + Khó khăn : thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai, chi phí phúc lợi cho người già lớn… |
0,50 0,25 0,25 |
|||||||||||||||||
Câu II (1,0 điểm) |
Những biểu hiện chính của Biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì sao Việt Nam được nhận định là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay? |
1,00 |
||||||||||||||||
* Những biểu hiện chính của Biến đổi khí hậu toàn cầu: - Nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng- Trái Đất nóng lên (diễn giải) - Nước biển dâng, gia tăng thiên tai. (diễn giải) * Việt Nam được nhận định là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay vì: - Việt Nam là quốc gia nhiệt đới, có đường bờ biển dài (3260km), dải đồng bằng phân bố ven biển thấp và Việt Nam là nước có nhiều thiên tai, nhất là bão nên BĐKH với những biểu hiện (….) tác động sâu sắc đến mọi mặt tự nhiên, KT- XH. - Việt Nam là nước đang phát triển, hạ tầng yếu kém, đông dân, nhận thức của hầu hết dân cư về Biến đổi khí hậu, ứng phó với Biến đổi khí hậu còn hạn chế nên Biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
|||||||||||||||||
Câu III (2,0 điểm) |
1. Ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ phần đất liền đến tự nhiên nước ta |
1,00 |
||||||||||||||||
* Đặc điểm hình dáng lãnh thổ nước ta: kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài, cong hình chữ S. * Ảnh hưởng: - Làm khí hậu và sinh vật phân hoá theo chiều Bắc – Nam (vĩ độ) (Diễn giải) - Làm sông ngòi nước ta hầu hết ngắn, các hệ thống sông lớn đều bắt nguồn từ nước ngoài. (Diễn giải) - Làm thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông (Diễn giải) |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
|||||||||||||||||
2. Trình bày đặc điểm lát cắt địa hình CD, rút ra nhận xét về đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc |
1,00 |
|||||||||||||||||
* Đặc điểm lát cắt địa hình CD - Vị trí lát cắt: kéo dài từ biên giới Việt Trung, qua núi Phanxipang, núi Phu Pha Phong đến sông Chu, có hướng (từ C đến D) tây bắc- đông nam. - Độ cao lát cắt: phổ biến trên 1000m. Nhiều đỉnh núi trên dãy Hoàng Liên Sơn cao trên 2000m như núi Phanxipang (3143m), núi Phu Luông (2985m)… * Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc. - Hướng nghiêng địa hình và hướng núi: tây bắc- đông nam. - Độ cao địa hình: là khu vực cao và đồ sộ nhất nước ta, nhiều đỉnh núi cao trên 2000m, đỉnh Phanxipang cao 3143m- cao nhất cả nước. Cấu trúc gồm 3 bộ phận chính: phía đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía tây là các dãy núi chạy dọc biên giới Việt- Lào, ở giữa là các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
|||||||||||||||||
Câu IV (2,0 điểm) |
1. Phân tích những thuận lợi của địa hình ven biển đến phát triển kinh tế biển nước ta. |
1,00 |
||||||||||||||||
- Thuận lợi phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản (diễn giải) - Thuận lợi phát triển khai thác khoáng sản biển. (diễn giải) - Thuận lợi phát triển du lịch biển. (diễn giải) - Thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển. (diễn giải) |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
|||||||||||||||||
2. Chứng minh rằng Biển Đông đem lại cho nước ta nguồn tài nguyên biển phong phú nhưng cũng không ít những khó khăn |
1,00 |
|||||||||||||||||
* Tài nguyên vùng biển phong phú - Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên; ti tan, cát thủy tinh, nguồn muối … (diễn giải) - Tài nguyên hải sản: đa dạng, phong phú, nhiều bãi tôm, bãi cá, nhiều loài (diễn giải) * Khó khăn vùng biển: Nhiều thiên tai: bão, sạt lở bờ biển, nạn cát bay… (diễn giải) |
0,25 0,25 0,50 |
|||||||||||||||||
Câu V (3,0 điểm) |
1. Vẽ biểu đồ |
1,50 |
||||||||||||||||
- Xử lí số liệu: + Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2007. đơn vị: %
+ Tính bán kính: Bán kính thể hiện GDP năm 2000 là 1 đơn vị bán kính, bán kính thể hiện GDP năm 2007 là 1,3 đơn vị bán kính. - Vẽ: (biểu đồ tham khảo) Biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2007. |
0,25 0,25 1,00 |
|||||||||||||||||
2. Nhận xét và giải thích |
1,50 |
|||||||||||||||||
* Nhận xét - Tổng GDP tăng (dẫn chứng) - Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta có sự thay đổi. + Giảm tỉ trọng thành phần kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước (Dẫn chứng) + Tăng tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Dẫn chứng) *Giải thích - Do nước ta thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đạt được nhiều thành tựu. - Do chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới. |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
|||||||||||||||||
Tổng số câu: I + II + III + IV + V = 10,00 điểm |