Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Hưng Trạch, Bố Trạch năm 2015 - 2016 có đáp án kèm theo được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 9 nhằm học tốt môn Sinh học, ôn tập lại kiến thức và tự luyện tập nhằm đạt điểm cao trong các bài thi giữa kì, thi cuối kì, ôn thi vào lớp 10. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 phòng GD&ĐT quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Bình Châu, Bình Sơn năm 2014 - 2015
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Bình Châu, Bình Sơn năm 2014 - 2015
Phòng GD-ĐT Bố Trạch TRƯỜNG TH-THCS HƯNG TRẠCH |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2015-2016 Môn: Sinh học 9 |
Câu 1: (2.0đ): Ưu thế lai là gì? Giải thích vì sao khi lai giữa hai dòng thuần ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ? Có thể dùng con lai F1 để làm giống được không? Tại sao?
Câu 2: (2.5đ): Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường?
Câu 3: (2.5đ): Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật? Bản thân em cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật?
Câu 4: (3.0đ): Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.
a. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên?
b. Xếp các sinh vật trên theo thành phần của hệ sinh thái?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9
Câu 1: Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng về hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. (1,0đ)
Khi lai giữa hai dòng thuần thì ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1: Vì có hiện tượng phân ly tạo các cặp gen đồng hợp vì vậy số cặp gen dị hợp giảm. (0,5đ)
Không thể dùng con lai F1 để làm giống :Vì ở F1 các cặp dị hợp có tỉ lệ cao nhất sau đó giảm dần (0,5đ)
Câu 2: * Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường: là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại đến đời sống con người và các sinh vật khác. (0,75đ)
* Tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. (0,25đ)
- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. (0,25đ)
- Ô nhiễm do các chất phóng xạ. (0,25đ)
- Ô nhiễm do các chất thải rắn. (0,25đ)
- Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh. (0,25đ)
Câu 3: * Biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật:
- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn. (0,5đ)
- Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã. (0,5đ)
- Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. (0,5đ)
- Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật. (0,5đ)
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn các nguồn gen quý hiếm. (0,5đ)
- HS tự liên hệ: (0,5đ)
Câu 4:
A. Các chuỗi thức ăn: (2,0dd)
1. Cỏ → Thỏ → vi sinh vật.
2. Cỏ → Thỏ → Hổ →vi sinh vật.
3. Cỏ → Dê → vi sinh vật
4. Cỏ → Dê → Hổ → vi sinh vật.
5. Cỏ → Thỏ → Mèo rừng → vi sinh vật
6. Cỏ → Sâu hại thực vật → vi sinh vật
7. Cỏ → Sâu hại thực vật→ chim ăn sâu →vi sinh vật
B. Xếp các sinh vật theo thành phần của hệ sinh thái: (1,0đ)
- SVSX: Cỏ.
- SVTTC1: Thỏ, dê, sâu hại thực vật.
- SVTTC2: Hổ, mèo rừng, chim ăn sâu.
- SVPG: Vi sinh vật.