Đề thi học kì 2 môn Sinh học 12 năm học 2021-2022 Có đáp án
Đề thi học kì 2 môn Sinh học 12 năm học 2021-2022 Có đáp án là bộ tài liệu hay và chất lượng được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải từ các trường THCS trên cả nước, nhằm cung cấp cho các bạn nguồn tư liệu hữu ích để ôn thi học kì 2 sắp tới. Bộ tài liệu này bám sát nội dụng nằm trong chương trình học môn Sinh học 12 học kì 2 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố, bổ sung thêm kiến thức, các dạng bài tập qua đó trong kì thi học kì tới đạt kết quả cao. Thầy cô có thể tham khảo bộ tài liệu này để ra câu hỏi trong quá trình ra đề thi. Mời thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết đề thi.
ĐỀ THI HỌC KỲ 2, SINH 12
Câu 1: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Mức 5,60C gọi là:
A. điểm gây chết giới hạn dưới. B. điểm gây chết giới hạn trên.
C. điểm thuận lợi. D. giới hạn chịu đựng .
Câu 1: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Mức 420C được gọi là:
A. giới hạn chịu đựng . B. điểm thuận lợi.
C. điểm gây chết giới hạn trên. D. điểm gây chết giới hạn dưới.
Câu 2: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về ổ sinh hái?
I.Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về ổ sinh thái đó.
II.Ổ sinh thái của một loài là khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
III. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của chúng.
IV.Tổ hợp các giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật làm thành một ổ sinh thái chung cho loài.
- 1 B. 2 C. 3 D.4
Câu 2: Điều nào đúng về sự liên quan giữa ổ sinh thái và sự cạnh tranh giữa các loài như thế nào?
I.Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng mạnh.
II. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng ít cạnh tranh với nhau càng yếu..
III.NHững loài có ổ sinh thái không giao nhau thì không cạnh tranh với nhau.
IV.Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh càng yếu.
A.I,III, IV. B. I,II, III . C. I,II,IV D. II,III,IV
Câu 3: Xét một quần thể sinh vật, kích thước của quần thể không phụ thuộc vào yếu tố
A. mức độ tử vong. B. sức sinh sản.
C. cá thể nhập cư và xuất cư. D. tỉ lệ đực cái.
Câu 3: Ví dụ nào sau đây là quần thể?
A. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc VIệt Nam.
B. Các cá thể cú mèo, trâu rừng, lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.
C. Tập hợp các cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung một ao.
D. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.
Câu 4: Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?
A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.
B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.
D. Những con cá sống trong một cái hồ.
Câu 4: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt.
B. Tập hợp cây cọ ở trên quả đồi Phú Thọ.
C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ.
D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây
Câu 5: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ
A.cộng sinh. B. hội sinh.
C. hợp tác. D. kí sinh - vật chủ.
Câu 5: Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì
A. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại. C. cả hai loài đều có lợi.
B. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì. D. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại.
Câu 6. Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:
A.cộng sinh B.hội sinh C.hợp tác D.kí sinh
Câu 6. Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của:
A.cộng sinh B.hội sinh C.hợp tác D.kí sinh
Câu 7 : Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở:
A.cộng sinh, hội sinh, hợp tác
B.quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
C.kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm
D.cộng sinh, hội sinh, kí sinh
Câu 7: Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở:
A.cộng sinh, hội sinh, hợp tác
B.quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
C.kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh.
D.cộng sinh, hội sinh, kí sinh
Câu 8: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm:
A.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã
B.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể
D.mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã
Câu 8: Lưới thức ăn
A. gồm nhiều chuỗi thức ăn.
B. gồm nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau.
C.gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắc xích chung.
D. gồm nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất , sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Câu 9: Trong sự tồn tại của quần xã, khống chế sinh học có vai trò
A. Điều hòa tỉ lệ đực, cái ở các quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã.
B. Điều hòa các nhóm tuổi trong quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã.
C. Điều hòa mật độ các quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã.
D. Điều hòa nơi ở của các quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã.
Câu 9: Độ đa dạng của quần xã là
A.mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài.
B. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.
C. mật độ cá thể của mỗi loài trong quần xã.
D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
Câu 10: Trong quần xã sinh vật, loài ưu thế là loài
A. chỉ có ở một quần xã nào đó mà không có ở các quần xã khác, sự có mặt của nó làm tăng mức
đa dạng cho quần xã.
B. có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng
cho quần xã.
C. đóng vai trò thay thế cho các nhóm loài khác khi chúng suy vong vì nguyên nhân nào đó.
D. có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
Câu 10: Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu hướng
A. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống.
B.làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
C. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống.
D. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng sử dụng nguồn sống.
Câu 11: Trong các mối quan hệ sau đây, những mối quan hệ có hại cho cá thể sinh vật là:
1. cạnh trạnh khác loài 2. ức chế - cảm nhiễm 3.con mồi và vật ăn thịt
4. hội sinh 5. vật kí sinh và vật chủ 6. cộng sinh
Phương án đúng:
A. 1,2,3,4 B. 2,3,4,5 C. 1,2,3,5 D. 1,2,3,6
Câu 11: Có những phát biểu về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái:
(1) Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các
chất vô cơ.
(2) Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.
(3) Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
(4) Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Hãy cho biết, có bao nhiêu phát biểu ở trên là ĐÚNG?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 12: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A.chim chích và ếch xanh. B. rắn hổ mang.
C. rắn hổ mang và chim chích. D. châu chấu và sâu.
Câu 12: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A.chim chích và ếch xanh. B. rắn hổ mang.
C. rắn hổ mang và chim chích. D. châu chấu và sâu.
Câu 13: Một quần xã có các sinh vật sau:
(1) Tảo lục đơn bào. (2) Cá rô. (3) Bèo hoa dâu. (4) Tôm.
(5) Bèo Nhật Bản. (6) Cá mè trắng. (7) Rau muống. (8) Cá trắm cỏ.
Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là:
A. (3), (4), (7), (8). B. (1), (2), (6), (8). C. (2), (4), (5), (6). D. (1), (3), (5), (7).
Câu 13: So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây?
(1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.
(2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.
(3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh.
(4) Không gây ô nhiễm môi trường.
A. (1) và (4). B. (1) và (2). C. (3) và (4). D. (2) và (3).
Câu 14: Xét các ví dụ sau:
1. Tảo giáp nở hoa gây độc cá, tôm, chim ăn cá
2. Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ
3. cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật xung quanh
4. Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn
Những ví dụ nào phản ánh mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm?
A. 1,2,3 B. 1,3 C. 2,3 D. 1,3,4
Câu 14: Cho các ví dụ:
(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.
(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.
Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là
A. (3) và (4). B. (1) và (4).
C. (2) và (3). D. (1) và (2).
Câu 15: Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị nhiễm độc chì với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào dưới đây sẽ bị nhiễm độc chì nhiều nhất?
A. Tảo đơn bào → thân mềm → cá → người.
B. Tảo đơn bào → động vật phù du → cá → người.
C.Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → chim→ người.
D. Tảo đơn bào → cá → người.
Câu 15: Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị nhiễm độc chì với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào dưới đây sẽ bị nhiễm độc chì nhiều nhất?
A. Tảo đơn bào → thân mềm → cá → người.
B. Tảo đơn bào → động vật phù du → cá → người.
C.Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → chim→ người.
D. Tảo đơn bào → cá → người.
Câu16: Cho lưới thức ăn ở một đồng cỏ (theo hình bên), có bao nhiêu nhận xét đúng về lưới thức ăn?
(1). Lưới thức ăn có 5 chuỗi thức ăn khác nhau.
(2). Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn có 5 bậc dinh dưỡng.
(3). Bậc dinh dưỡng cấp 1 là các loài châu chấu, kiến.
(4). Chuột tham gia vào 2 chuỗi thức ăn.
(5). Chuột và ếch là những sinh vật tiêu thụ bậc hai.
A. 4. B. 5.
C. 2. D. 3.
Câu 16: Theo sơ đồ lưới thức ăn sau, phát biểu nào là ĐÚNG ?
A. Có 3 loài là sinh vật tiêu thụ bậc 2. B. Có 8 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn.
C. Có 4 mắt xích là sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. Có 8 mắt xích chung trong lưới thức ăn.
Câu 17: Hệ sinh thái nào sau đây cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại:
A.hệ sinh thái nông nghiệp B.hệ sinh thái ao hồ
C.hệ sinh thái trên cạn D.hệ sinh thái savan đồng cỏ
Câu 17. Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?
A. Rừng trồng B. Hồ nuôi cá
C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đồng ruộng
Câu 18: Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là:
A.năng lượng gió B.năng lượng điện C.năng lượng nhiệt D.năng lượng mặt trời
Câu 18: Năng lượng cần thiết cho mọi cơ thể sống trong hầu hết các hệ sinh thái trên trái đất suy cho cùng đều có nguồn gốc từ
A.nhiệt lượng của Trái Đất
B. năng lượng ánh sáng mặt trời.
C. các hoạt động dị hóa của sinh vật.
D. các hoạt động phân giải của vi sinh vật.
Câu 19: Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng là:
A.càng giảm B.càng tăng C.không thay đổi D.tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng
Câu19: Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %?
A.10% B.50% C.70% D.90%
Câu 20: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua:
A.quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn
B.quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C.quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài
D.quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã
Câu 20: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua:
A.quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn
B.quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C.quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài
D.quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã
Câu 21: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A.0,57% B.0,92% C.0,0052% D.45,5%
Câu 21: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A.0,57% B.0,92% C.0,0052% D.45,5%
Câu 22: Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường
A.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật B.động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất
C.động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật D.sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất
Câu 22: Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường
A.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật B.động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất
C.động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật D.sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất
Câu 23: Dòng năng lượng trong các hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là
A.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật dị dưỡng → năng lượng trở lại môi
trường
B.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật sản xuất → năng lượng trở lại môi
trường
C.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn thực vật → năng lượng trở lại môi
trường
D.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn động vật → năng lượng trở lại môi
trường.
Câu 23: Dòng năng lượng trong các hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là
Câu 23: Dòng năng lượng trong các hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là
A.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật dị dưỡng → năng lượng trở lại môi
trường
B.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật sản xuất → năng lượng trở lại môi
trường
C.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn thực vật → năng lượng trở lại môi
trường
D.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn động vật → năng lượng trở lại môi
trường.
Câu 24:Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây đóng vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng?
A.Sinh vật tiêu thụ bậc 2. B. Sinh vật phân hủy.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. Sinh vật sản xuất.
Câu 24:Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là
A. sinh vật tiêu thụ cấp 2. B. sinh vật sản xuất.
C.sinh vật phân hủy. D. sinh vật tiêu thụ cấp 1
Câu 25: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng
A.ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng
B.xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên
C.vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư
D.chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất
Câu 25: Để hạn chế ô nhiễm môi trường, không nên:
A. bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
B. lắp đặt thêm các thiết bị lọc khí thải cho các nhà máy sản xuất công nghiệp.
C. xây dựng thêm các công viên cây xanh và các nhà máy xử lí, tái chế rác thải.
D. sử dụng các loại hoá chất độc hại vào sản xuất nông, lâm nghiệp.
Câu 26: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm:
A.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã
B.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể
D.mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã.
Câu 26: Bảo vệ đa dạng sinh học là
A.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và nơi sống của các loài
B.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và về loài
C.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái
D.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái,
Câu 27: Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng?
A. Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường.
B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.
C. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài.
D. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
A.Các lòai cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
B. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa.
C. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt.
D. Trong tiến hóa các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình.
Câu 28:Trong các hệ sinh, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E. Sinh khối ở mỗi bậc là:
A = 200kg/ ha; B = 250kg/ ha; C = 2000 kg/ha; D = 30kg/ ha; E = 2kg/ha.
Cấc bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao theo thứ tự sau:
Hệ sinh thái 1: A→ B→ C→E.
Hệ sinh thái 2: A→ B→ D→E.
Hệ sinh thái 3: C→ A→ B→E.
Hệ sinh thái 4: E→ D→ B→C.
Trong các hệ sinh thái trên, hệ sinh thái kém bền vững nhất là
A.Hệ sinh thái 4. D. Hệ sinh thái 3 C. Hệ sinh thái 2 D. Hệ sinh thái 1
Câu 28:Trong các hệ sinh thái , bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E. Sinh khối ở mỗi bậc là:
A = 200kg/ ha; B = 250kg/ ha; C = 2000 kg/ha; D = 30kg/ ha; E = 2kg/ha.
Cấc bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao theo thứi tự sau:
Hệ sinh thái 1: A→ B→ C→E.
Hệ sinh thái 2: A→ B→ D→E.
Hệ sinh thái 3: C→ A→ B→E.
Hệ sinh thái 4: E→ D→ B→C.
Trong các hệ sinh thái trên, hệ sinh thái kém bền vững nhất là
A.Hệ sinh thái 4. D. Hệ sinh thái 3 C. Hệ sinh thái 2 D. Hệ sinh thái 1
Câu 29: Cho các nhóm sinh vật trong hệ sinh thái :
1. Động vật ăn động vật.
2. Động vật ăn thực vật.
3. Sinh vật sản xuất.
Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là
A.1→3→2. B. 1→2→3.
C. 2→3→1. D. 3→2→1.
Câu 29: Cho các nhóm sinh vật trong hệ sinh thái :
1. Động vật ăn động vật.
2. Động vật ăn thực vật.
3. Sinh vật sản xuất.
Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là
A.1→3→2. B. 1→2→3.
C. 2→3→1. D. 3→2→1.
Câu 30: Chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp năng lượng cao nhất cho con người( sinh khối của thức vật ở các chuỗi là bằng nhau)?
A.Thực vật → Dê→ Người
B.Thực vật → Người.
C.Thực vật → Động vật phù du →Cá →Ngừoi
D. Thực vậ t→ Cá→ Chim→ Người.
Câu 30: Chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp năng lượng cao nhất cho con người(sinh khối của thức vật ở các chuỗi là bằng nhau)?
A.Thực vật → Dê→ Người
B.Thực vật → Người.
C.Thực vật → Động vật phù du →Cá →Ngừoi
D. Thực vậ t→ Cá→ Chim→ Người
Ngoài Đề thi học kì 2 môn Sinh học 12 năm học 2021-2022 Có đáp án trên, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều Bộ đề thi mới nhất như môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, Vật lý 12, Hóa học 12, Sinh học 12…., Sách giáo khoa lớp 12, Sách điện tử lớp 12, Tài liệu hay, chất lượng và một số kinh nghiệm kiến thức đời sống thường ngày khác mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và đăng tải. Chúc các bạn ôn luyện đạt được kết quả tốt!