Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Hồng Đức, Quảng Ninh năm học 2015 - 2016 được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải, gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh. Đây là tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Trần Phú, Vĩnh Phúc năm 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm 2014 - 2015

SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH

TRƯỜNG THPT HỒNG ĐỨC

(Đề thi gồm 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN: SINH HỌC Lớp 12– Ban Cơ bản

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Mã đề thi 132

Câu 1: Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế:

A. Nguyên sinh B. Thứ sinh C. Liên tục D. Phân hủy

Câu 2: Chuồn chuồn, ve sầu... có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè, nhưng rất ít vào các tháng mùa đông, thuộc dạng biến động nào?

A. Không theo chu kì B. Theo chu kì ngày, đêm

C. Theo chu kì mùa D. Theo chu kì tháng

Câu 3: Có mấy dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật?

A. 2 B. 4 C. 1 D. 3

Câu 4: Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế?

A. Hệ sinh thái biển B. Hệ sinh thái thành phố

C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới D. Hệ sinh thái nông nghiệp

Câu 5: Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?

A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn

B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng

C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn quần xã

D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã

Câu 6: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ:

A. Giữa thực vật với động vật.

B. Dinh dưỡng.

C. Động vật ăn thịt và con mồi.

D. Giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

Câu 7: Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ:

A. Vật chủ- kí sinh. B. Con mồi- vật dữ.

C. Cỏ- động vật ăn cỏ. D. Tảo đơn bào, giáp xác, cá trích.

Câu 8: "Hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia đều có lợi" là đặc điểm của mối quan hệ:

A. Kí sinh B. Cạnh tranh C. Hợp tác D. Cộng sinh

Câu 9: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái và khoảng thuận lợi về nhân tố nhiệt độ là:

A. 15,6 – 42oC và 20 – 25oC B. 5,6 – 42oC và 20 – 35oC

C. 15,6 – 42oC và 20 – 35oC D. 5,6 – 42oC và 20 – 25oC

Câu 10: Sinh vật có khả năng phân bố rộng trong trường hợp nào:

A. Khoảng chống chịu rộng B. Khoảng thuận lợi rộng

C. Điểm gây chết thấp D. Ổ sinh thái rộng

Câu 11: Khi đánh bắt cá trong hồ, người ta đánh bắt được rất nhiều cá ở giai đoạn con non. Theo em, ban quản lí hồ nên có quyết định như thế nào để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản?

A. Tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ

B. Hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái

C. Dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt tài nguyên

D. Tăng cường đánh bắt vì quần thể đang ổn định

Câu 12: Nghiên cứu một quần thể chim cánh cụt ở Bắc Cực có 2000 cá thể, người ta nhận thấy: tỉ lệ sinh hàng năm khoảng 4,5% và tỉ lệ tử hàng năm khoảng 1,25%. Sau thời gian 2 năm, kích thước quần thể sẽ đạt được là:

A. 2097 cá thể B. 2132 cá thể

C. 2065 cá thể D. 2130 cá thể

Câu 13: Rừng mưa nhiệt đới phân bố theo kiểu nào?

A. Hỗn hợp nhiều kiểu B. Theo chiều ngang và thẳng đứng

C. Theo chiều thẳng đứng D. Theo chiều ngang

Câu 14: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện:

A. Độ thường gặp B. Sự phổ biến C. Độ nhiều D. Độ đa dạng

Câu 15: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường

B. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể

C. Các cá thể cạnh tranh gay gắt giành nguồn sống.

D. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường

(Còn tiếp)

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!