Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Châu Thành, Đồng Tháp năm học 2016 - 2017 có đáp án kèm theo được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 9. Đề thi này sẽ giúp các em học tốt môn Văn, ôn tập lại kiến thức và tự luyện tập nhằm đạt điểm cao trong các bài kiểm tra cuối năm, ôn thi vào lớp 10 môn Văn. Mời các bạn tham khảo.
Đề cương ôn tập Ngữ Văn lớp 9 học kì 2
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2015 trường THCS Cao Viên, Hà Nội
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2015 trường THCS Quang Trung, TP Hồ Chí Minh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH |
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2016-2017 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: (2 điểm)
a/ Hoàn thành khổ thơ sau:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
.................................................
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
.................................................
b/ Hãy cho biết khổ thơ trên trích từ bài thơ nào? Sáng tác năm mấy? Trình bày đôi nét về tác giả?
Câu 2: (2 điểm)
a/ Thành phần biệt lập phụ chú là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào?
b/ Tìm và ghi rõ tên thành phần biệt lập trong các câu sau:
- Là một người con miền Nam – một vùng đất anh hùng trải qua bao nhiêu sương gió, chúng ta cần phải biết rõ trách nhiệm bảo vệ non sông của mình.
- Ôi! Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại nhất của đất nước.
Câu 3: (6 điểm)
Nêu suy nghĩ của em về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
---Hết---
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
Câu 1
a/ Hoàn thành chính xác bài thơ:
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiều chốn này.
b/ Khổ thơ được trích từ bài thơ "Viếng lăng Bác". Sáng tác năm 1976.
Tác giả: Thanh Hải (1930 - 1980), tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam những ngày đầu.
Câu 2
a/ Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nôi dung chính của câu. Thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn, hoặc giữa một dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn đặt sau dấu hai chấm.
b/ - Là một người con miền Nam – một vùng đất anh hùng trải qua bao nhiêu sương gió, chúng ta cần phải biết rõ trách nhiệm bảo vệ non sông của mình.
→ Thành phần phụ chú.
- Ôi! Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại nhất của đất nước.
→ Thành phần cảm thán.
Câu 3: Viết bài văn nghị luận theo dàn bài sau:
1) Mở bài: Giới thiệu tác giả, xuất xứ bài thơ, nêu nhận xét, đánh giá sơ bộ của mình.
2) Thân bài:
Trình bày những suy nghĩ, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ trên. (Thêm chứng minh hoặc dẫn chứng thêm trong bài thơ).
3) Kết bài: Khái quát giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ. Liên hệ bản thân.